Người Jrai ở xã Ia Pếch tổ chức lễ cúng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 30-4, dưới cánh rừng Rông O, UBND xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phối hợp với dân làng Dê Chí tổ chức lễ cúng rừng theo nghi thức truyền thống của người Jrai. 
Dự lễ cúng rừng có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện cùng hơn 200 người dân của 2 làng Dê Chí, O Grang và khách mời các làng lân cận.
Hàng năm, khi mùa khô về, người Jrai ở xã Ia Pếch lại tất bật chuẩn bị lễ cúng rừng. Trong quan niệm của người Jrai ở Ia Pếch, lễ cúng rừng có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tấm lòng biết ơn của dân làng với thần rừng khi đã phù hộ mùa màng tươi tốt, đời sống bình yên, ấm no. Đồng thời, lễ cúng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng trong việc quyết tâm giữ rừng, bảo vệ "lá phổi xanh". 
Già làng thực hiện nghi lễ cúng rừng tại rừng. Ảnh. Đinh Yến
Già làng thực hiện nghi lễ cúng dưới cánh rừng Rông O. Ảnh: Đinh Yến
Theo truyền thống của người Jrai, lễ cúng rừng thường được tổ chức rất đơn giản, không đánh cồng chiêng vì sợ động đến thần núi, thần rừng. Lễ vật cũng tùy theo từng năm, nếu có điều kiện thì mổ heo, mổ bò, còn không thì chỉ cần một con gà, ghè rượu, chiếc nỏ cùng bó tên là đủ.
Đại diện lãnh đạo Huyện ủy cùng lực lượng kiểm lâm chụp ảnh lưu niệm với già làng thực hiện nghi lễ cúng rừng. Ảnh: Đinh Yến
Đại diện lãnh đạo Huyện ủy Ia Grai cùng lực lượng Kiểm lâm chụp ảnh lưu niệm với già làng thực hiện nghi lễ cúng rừng. Ảnh: Đinh Yến
Được sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền huyện Ia Grai và xã Ia Pếch, 2 làng Dê Chí và O Grang đều luân phiên tổ chức lễ cúng rừng hàng năm. Việc làm này góp phần vừa bảo tồn, duy trì nét văn hóa truyền thống của người Jrai, vừa góp sức bảo vệ những cánh rừng trên địa bàn. Được biết, trên địa bàn 2 làng có gần 600 ha rừng.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.