Ia Ko ngân dài nhịp chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với đồng bào dân tộc Jrai ở xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), không gian văn hóa cồng chiêng từ lâu đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng.
Gia đình ông Kpuih Blom (làng O Grưng) hiện còn lưu giữ 2 bộ chiêng quý do thế hệ trước để lại. Bản thân ông luôn giáo dục con cháu trong gia đình phải ý thức giữ gìn cồng chiêng và luôn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp cận nhạc cụ này nhằm hiểu sâu hơn về văn hóa của dân tộc. Ông cũng luôn tâm niệm dù cuộc sống khó khăn đến mấy cũng không bán 2 bộ chiêng. Bởi theo ông, bán chúng đi đồng nghĩa với việc sẽ làm cho văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.
Ông Blom chia sẻ: “Hai bộ cồng chiêng này hiện không chỉ phục vụ cho gia đình mà còn cho dân làng mượn tham gia biểu diễn tại các hoạt động văn hóa do xã tổ chức. Trong quá trình sử dụng cồng chiêng, tôi đúc kết được một số kinh nghiệm, đó là những người mới tập làm quen với chúng phải có khả năng cảm thụ âm nhạc, chịu khó rèn luyện kỹ năng thì lúc gõ mới tạo ra được âm trầm, âm bổng. Đặc biệt, khi biểu diễn cồng chiêng phải kèm theo đội múa xoang thì mới hấp dẫn, lôi cuốn người xem”.
Ông Kpuih Blom (làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cùng bộ cồng chiêng quý của gia đình. Ảnh: Anh Quân
Ông Kpuih Blom (làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cùng bộ cồng chiêng quý của gia đình. Ảnh: Anh Quân
Tương tự, ông Kpuih Thun (làng O Bung) cho biết: Gia đình ông hiện còn lưu giữ 1 bộ cồng chiêng quý và 1 bộ chiêng cải tiến. Bộ chiêng quý có 12 chiếc, chiếc lớn nhất có đường kính 65 cm, nhỏ nhất 23 cm. Hai bộ chiêng này chủ yếu phục vụ gia đình và cho người dân trong làng mượn sử dụng ở các lễ hội như: bỏ mả, mừng lúa mới, đám tang... “Để giúp người dân, nhất là thanh-thiếu niên gắn bó, trân trọng di sản văn hóa của dân tộc, trong các buổi họp làng, tôi thường xuyên tuyên truyền về việc giữ gìn cồng chiêng. Bên cạnh đó, để khơi dậy tình yêu với văn hóa cồng chiêng, khi địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa, chúng tôi thường tạo điều kiện cho các cháu tham gia tập luyện, biểu diễn”-ông Thun cho hay.
Còn anh Siu Viu-nghệ nhân chỉnh chiêng ở làng O Bung kể: Trung bình mỗi tháng, anh chỉnh sửa lấy lại âm thanh cho khoảng 8-9 bộ cồng chiêng tại một số làng của huyện Chư Sê và huyện Chư Prông. “Muốn chỉnh sửa cồng chiêng để có âm thanh chuẩn, nghệ nhân trước tiên phải biết cách sử dụng loại nhạc cụ này. Trong quá trình sử dụng, khi một chiếc chiêng bị lạc tiếng, cần kiểm tra xem nguyên nhân gì. Sau đó, tôi dùng búa gõ quanh mặt chiêng cho đến khi tìm được âm thanh chuẩn. Bản thân tôi bây giờ không chỉ thành thạo nghề chỉnh chiêng mà biểu diễn thuần thục nhiều bài chiêng cổ của đồng bào dân tộc Jrai”-anh Viu tâm sự.
Theo số liệu kiểm kê năm 2020, toàn xã Ia Ko còn lưu giữ được 15 bộ cồng chiêng với 268 chiếc, đường kính chiêng lớn nhất là 76 cm, nhỏ nhất 20 cm. Xã hiện có 1 nghệ nhân chỉnh chiêng và 6 đội cồng chiêng với gần 200 người tham gia tập luyện thường xuyên phục vụ cho các hoạt động văn hóa truyền thống ở địa phương.
Ông Rơ Mah Sơ-Chủ tịch UBND xã Ia Ko-cho biết: “Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng, chúng tôi sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ gia đình giữ gìn cồng chiêng cẩn thận cho con cháu sau này sử dụng. Xã cũng sẽ vận động các nghệ nhân dành thời gian để truyền dạy cách đánh chiêng cho người dân, nhất là cho thanh-thiếu niên nhằm khơi dậy niềm đam mê với âm nhạc truyền thống của dân tộc”.
ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.