Dân làng Bla Trek mong muốn kênh mương được kiên cố hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuyến kênh mương bằng đất dẫn nước từ suối Đak Klan về khu sản xuất hơn 55 ha của làng Bla Trek (xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) thường xuyên bị sạt lở khiến nhiều diện tích bị khô hạn, năng suất thấp. Người dân nơi đây mong mỏi sớm được đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng để ổn định sản xuất.

Làng Bla Trek có 214 hộ với 1.070 khẩu, bà con chủ yếu canh tác lúa và cà phê. Làng có 55 ha lúa và 150 ha cà phê. Từ trước đến nay, nguồn nước phục vụ sản xuất của người dân đều lấy từ suối Đak Klan. Các tuyến kênh mương dẫn nước từ suối vào ruộng chưa được xây dựng kiên cố nên vào mùa mưa thường xuyên bị sạt lở, bùn đất chảy tràn vào ruộng; còn mùa nắng thì nhiều diện tích bị khô hạn vì nước tưới bị hao hụt, thẩm thấu vào kênh đất.

Ông Mâm-Trưởng thôn Bla Trek-cho biết: "Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa, dòng chảy bị ảnh hưởng nên thường xảy ra tình trạng sạt lở vào mùa mưa và thiếu nước tưới vào mùa khô. Làng thường xuyên huy động người dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để kiên cố hóa kênh mương nội đồng thì việc sản xuất của người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Hệ thống kênh mương nội đồng của làng Bla Trek (xã Kdang) ngày càng xuống cấp. Ảnh: H.P

Hệ thống kênh mương nội đồng của làng Bla Trek (xã Kdang) ngày càng xuống cấp. Ảnh: H.P

Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến kênh mương nội đồng tại cánh đồng Bla Trek, ông Angoi cho hay: “Kênh mương ở đây đắp bằng đất nên chỉ sau một thời gian là cỏ mọc um tùm. Đoạn đầu nguồn nước chảy mạnh dễ gây sạt lở bờ mương, càng về cuối nguồn nước càng yếu. Tôi phải thường xuyên be bờ, khơi thông dòng chảy thì mới có nước về tới ruộng. Chúng tôi mong Nhà nước sớm hỗ trợ kinh phí kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất”.

Tương tự, gia đình ông Rôt có 3 sào lúa cách nhánh suối Đak Klan khoảng 400 m nên thường xuyên thiếu nước tưới. Ông Rôt nói: "Do không chủ động được nguồn nước tưới nên năng suất lúa đạt rất thấp. Bà con chúng tôi rất mong Nhà nước sớm quan tâm đầu tư kinh phí kiên cố hóa hệ thống kênh mương".

Ông Rôt (làng Bla Trek) khơi thông dòng chảy để dẫn nước vào ruộng. Ảnh: H.P

Ông Rôt (làng Bla Trek) khơi thông dòng chảy để dẫn nước vào ruộng. Ảnh: H.P

Đề cập vấn đề này, ông Đan-Chủ tịch UBND xã Kdang-thừa nhận: “Cử tri nhiều lần kiến nghị Nhà nước sớm quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính quyền xã cũng đã có đề xuất các cấp về vấn đề này”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: “Phòng đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế và đề xuất kiên cố hóa kênh mương dẫn nước về cánh đồng Bla Trek trong danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất lúa nước theo Nghị định số 62/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị UBND xã Kdang rà soát thực trạng các tuyến kênh mương nội đồng cần kiên cố hóa bằng bê tông; tổ chức vận động người dân chủ động gia cố, khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Hàng năm, xã chủ động xây dựng kế hoạch, đăng ký về Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND huyện đăng ký nhu cầu với UBND tỉnh để được phân bổ kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 280/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.