Đảm bảo cung ứng vắcxin phòng bệnh não mô cầu trong năm nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế Đỗ Văn Đông cho biết, hiện nay, hai vắcxin phòng bệnh não mô cầu được cấp số đăng ký và lưu hành tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là vắcxin Polysaccharide Meningococcal A+C, sản xuất tại Pháp; số đăng ký QLVX-992-17, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược mỹ phẩm May; và vắcxin VA-Mengoc-BC, sản xuất tại Cuba, số đăng ký QLVX-H02-985-16, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vắcxin và Sinh phẩm số 1- Vabiotech.

Theo thông báo từ Văn phòng đại diện Sanofi Pasteur, nhà sản xuất vắcxin phòng bệnh não mô cầu 2 tuýp A, C (Polysaccharide Meningococcal A+C) đã dừng sản xuất và cung ứng vắcxin này trên toàn cầu. Do hiện nay các nước trên thế giới có nhu cầu chuyển sang sử dụng vắcxin phòng các bệnh do não mô cầu 4 tuýp huyết thanh A,C,Y và W-135.

Hiện vắcxin này chỉ còn tồn với số lượng không nhiều tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, vắcxin 4 tuýp hiện vẫn chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Đối với vắcxin VA-Mengoc-BC, theo báo cáo từ các cơ sở nhập khẩu, vắcxin này vừa được nhập khẩu 125.000 liều vào Việt Nam (ngày 20/4 vừa qua); trong đó có 49.000 liều đã có kết quả kiểm định của Viện Kiểm định quốc gia vắcxin và sinh phẩm y tế đạt yêu cầu, sẵn sàng cung ứng cho các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu; 76.000 liều còn lại đang chờ kết quả kiểm định của Viện Kiểm định quốc gia vắcxin và sinh phẩm y tế trước khi đưa thuốc ra lưu hành tại Việt Nam.

Dự kiến sẽ có 100.000 liều tiếp theo được nhập khẩu vào cuối tháng Năm này. Như vậy, số lượng dự kiến trong cả năm là 800.000 liều (gần tương đương số lượng nhập khẩu của chính vắcxin này trong năm 2017).

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắcxin cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng và các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, dự trữ, chủ động liên hệ kịp thời với các đơn vị nhập khẩu, cung ứng để ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm (bao gồm cả các biện pháp chủ động thay thế nguồn vắcxin trong trường hợp có nguy cơ nguồn cung hiện tại bị thiếu hụt đột ngột).

Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế có thực hiện hoạt động tiêm vắcxin phòng bệnh não mô cầu, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cần có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, dự trữ vắcxin này nhằm đảm bảo kịp thời có đủ vắcxin phòng bệnh não mô cầu.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo về Cục Quản lý Dược để được giải quyết theo quy định…

Thu Phương/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.