Đak Sơ Mei gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã đạt được 9/19 tiêu chí. Để hoàn thành các tiêu chí còn lại, xã đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nan giải nhất là các tiêu chí: chợ nông thôn, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ sở vật chất văn hóa.

Xã Đak Sơ Mei chưa có chợ, chỉ có một vài tiểu thương buôn bán ở lán tạm. Ảnh: T.B
Xã Đak Sơ Mei chưa có chợ, chỉ có một vài tiểu thương buôn bán ở lán tạm. Ảnh: T.B

Đak Sơ Mei là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn xã hiện có 2.821 người trong độ tuổi lao động, trong đó, số lao động dựa vào sản xuất nông nghiệp là 2.465 người (chiếm 94,8%); hoạt động trong ngành nghề phi nông nghiệp là 67 người (chiếm 2,2%). Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ; ngành nghề phi nông nghiệp còn chậm phát triển.

Nhằm tăng mức thu nhập cho người dân, thời gian qua, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân dân áp dụng vào sản xuất. đồng thời, xã cũng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp để tăng giá trị sản xuất; khuyến khích người dân mở rộng, phát triển ngành nghề truyền thống là thế mạnh của xã như dệt vải... Những giải pháp trên đã phần nào giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, Tuy nhiên, đến nay, mức thu nhập bình quân của xã vẫn chỉ đạt 17,5 triệu đđồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã còn tới 49,38%.

Không chỉ gặp khó khăn về tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tiêu chí chợ nông thôn cũng là “nút thắt” khó gỡ đối với chính quyền xã Đak Sơ Mei. Hiện tại, xã chưa có chợ, chỉ có một vài tiểu thương buôn bán ở lán tạm, hoạt động giao thương hàng hóa diễn ra nhỏ lẻ. Chị Gel (làng Bok Rei) chia sẻ: “Không có chợ nên khi cần mua hàng hóa cũng khó khăn lắm, giá cả cũng khá cao vì ít người bán. Mình mong có chợ để thuận lợi hơn trong việc mua sắm cũng như buôn bán sản phẩm làm ra”.

Bên cạnh đó, tiêu chí nhà ở dân cư của xã cũng còn gặp nhiều khó khăn. Tổng số nhà ở của toàn xã là 1.045 nhà/1.045 hộ, trong đó, có 513 nhà kiên cố, 392 nhà bán kiên cố, 146 nhà tạm bợ, dột nát. Do phần lớn người dân của xã là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm… nên rất khó xây dựng nhà ở đạt chuẩn. Giải pháp chủ yếu vẫn là vận động nguồn lực trong dân tự xóa nhà tạm bợ, nhà dột nát. Bên cạnh đó, theo quy định, để đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, mỗi xã phải có một nhà văn hóa và khu thể thao. Tuy nhiên cho đến nay, Đak Sơ mei vẫn chưa xây dựng được nhà văn hóa và khu thể thao. Thêm vào đó, mặc dù 7/10 thôn, làng của xã đã có nhà văn hóa nhưng một số nhà văn hóa chưa đạt chuẩn quy định.

Ông Nguyễn Cao Thuấn-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei cho biết: “Theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, xã phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí về giao thông và giáo dục. Để thực hiện các tiêu chí còn lại, UBND xã đã xây dựng kế hoạch và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí. Trong đó, xã tập trung duy trì và phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới; vận động nhân dân thực hiện tốt việc tăng gia sản xuất, cải tạo vườn tạp, sử dụng các cây trồng, vật nuôi có năng suất cao để tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời, xã sẽ phát huy thế mạnh, tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, vận động sự đóng góp của người dân để triển khai tốt việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng… Tất cả nhằm đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.