Đak Đoa tập huấn về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa tập huấn về tuyên truyền, triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Dự tập huấn có trên 120 đại biểu đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Quang cảnh hội nghị tập huấn triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Ngọc Anh

Quang cảnh hội nghị tập huấn triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Ngọc Anh

Trong thời gian 1 ngày, đại biểu được các báo cáo viên quán triệt Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; các văn bản của Trung ương, của tỉnh triển khai thực hiện Cuộc vận động; hướng dẫn các kỹ năng tuyên truyền, nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến Cuộc vận động; hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Qua tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ở cơ sở; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.