Đak Đoa đẩy mạnh tái canh cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Đak Đoa hiện có gần 27.500 ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh trên 26.100 ha, chủ yếu được trồng từ năm 1995 đến năm 2000, nay đã già cỗi cho năng suất thấp. Trước thực trạng đó, UBND huyện Đak Đoa đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền vận động người dân thực hiện tái canh cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây.

 Người dân nhận cây giống từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Ảnh: N.H
Người dân nhận cây giống từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Ảnh: N.H

Theo đó, năm 2016, huyện Đak Đoa xây dựng kế hoạch tái canh trên 200 ha cà phê, trong đó, các xã có diện tích tái canh nhiều là: Ia Băng 28 ha, Ia Pết 24 ha, Kdang 20 ha, Nam Yang 18 ha, Hà Bầu 14 ha. Huyện đã phối hợp với các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cho người dân vay vốn để thực hiện chương trình này. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức 12 lớp tập huấn về quy trình, kỹ thuật tái canh cà phê cho nông dân trên địa bàn; tiếp nhận 100 kg hạt cà phê giống của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam và xuất kinh phí trên 280 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện để ươm cây giống và cấp hỗ trợ cho người dân với quy mô 150 ngàn cây. Đến thời điểm này, huyện đã cấp cho nông dân trên 120 ngàn cây theo hình thức Nhà nước hỗ trợ 50%, nhân dân chịu 50% giá trị mỗi cây giống.

Theo tìm hiểu của P.V, cây giống đảm bảo chất lượng và người dân sau khi nhận giống đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong khâu làm đất, bón phân, xuống giống. Cùng với đó, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi nên tỷ lệ cây sống đạt cao, phát triển tốt.

Ông Trần Hữu Sanh (thôn 5, xã Ia Băng) cho biết, gia đình ông có 2 ha cà phê nhưng do trồng lâu năm nên năng suất thấp. Vì vậy, khi được huyện hỗ trợ giống cây trồng đảm bảo chất lượng, được tập huấn quy trình, kỹ thuật, ông Sanh bắt tay ngay vào tái canh vườn cà phê. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí nên trước mắt, gia đình ông chỉ tái canh hoàn toàn 5 sào và tái canh chọn lọc 2 sào đối với những cây cà phê cho quả ít và nhỏ. Ông Sanh chia sẻ: “Thấy vườn cà phê vừa tái canh phát triển tốt, tôi rất yên tâm về cây giống được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cấp. Từ nay đến năm 2018, gia đình tôi tiếp tục tái canh diện tích còn lại nhằm nâng năng cao suất cà phê lên trên 5 tấn nhân/ha”.

Ngoài ông Sanh, hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Đoa đã tiến hành tái canh vườn cà phê của mình. Ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã tái canh được 370 ha (vượt kế hoạch giao), trong đó, tái canh cải tạo trên 180 ha, trồng mới gần 190 ha. Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê theo kế hoạch, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn hướng dẫn người dân tái canh chọn lọc, tái canh hoàn toàn và tái canh bằng hình thức cưa ghép cành những cây còi cọc, phát triển chậm, năng suất thấp. Đồng thời, tuyên truyền người dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lý cho vườn cây để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao”.

 Nhật Hào

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.