Đak Đoa củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ được bồi dưỡng kiến thức pháp luật nên đội ngũ hòa giải viên ở huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Huyện Đak Đoa có 111 tổ hòa giải với 666 hòa giải viên tại 17 xã, thị trấn. Xác định công tác hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, thời gian qua, Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện và các ban, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đội ngũ hòa giải viên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hộ tịch, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo...

 Thành viên Tổ hòa giải thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) trao đổi công việc. Ảnh: R'Ô HOK
Thành viên Tổ hòa giải thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) trao đổi công việc. Ảnh: R'Ô HOK



Bên cạnh bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các hòa giải viên còn được trang bị kỹ năng hòa giải và quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư, kiến nghị của người dân. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương còn thường xuyên quan tâm rà soát, kiện toàn, củng cố các tổ hòa giải ở cơ sở. Nhờ vậy, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ hòa giải viên ngày càng chuyển biến rõ rệt, các văn bản pháp luật được chuyển tải kịp thời đến người dân; số vụ việc hòa giải thành ngày càng cao; nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết dứt điểm, đơn thư khiếu kiện vượt cấp được hạn chế. Riêng năm 2021, UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 44 vụ việc, trong đó hòa giải thành 33 vụ, hòa giải không thành 8 vụ, đang giải quyết 2 vụ và chuyển lên cấp trên 1 vụ.

Từ kinh nghiệm làm công tác hòa giải lâu năm, bà Trần Thị Tính-Tổ trưởng tổ hòa giải thôn Tam Điệp (xã Hneng) cho biết: Tổ hòa giải có 8 thành viên. Trước đây, bà con nhiều khi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt liên quan đến đất đai đã dẫn đến tranh chấp, kiện tụng. Các thành viên trong tổ chủ động tìm hiểu, tra cứu thêm các văn bản pháp luật, kết hợp với nắm tình hình thực tế để hòa giải, không để mâu thuẫn thêm phức tạp. Ngoài ra, tổ hòa giải phân công các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, từng xóm để kịp thời nắm bắt các vụ việc phát sinh trong cộng đồng, từ đó tìm cách tháo gỡ, tránh dẫn đến mâu thuẫn lớn, kiện tụng nhau.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa-công chức Tư pháp-Hộ tịch xã Hneng-thông tin: Xã có 4 tổ hòa giải với 27 hòa giải viên. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên, hàng tuần, tại các cuộc giao ban, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới để phổ biến. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể trong xã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Nhờ vậy, số vụ mâu thuẫn ngày càng giảm. Năm 2021, xã tiếp nhận 4 vụ việc thì 2 vụ hòa giải thành, 1 vụ đang giải quyết và 1 vụ đã chuyển lên cấp có thẩm quyền.

Tương tự, ông A Yó-Trưởng thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa) cho biết: Thôn có 573 hộ với 2.228 khẩu, hơn 70% là người dân tộc thiểu số. Trước đây, trên địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ việc mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình gây mất trật tự. Với phương châm giải quyết dứt điểm từ cơ sở, không để mâu thuẫn trở nên phức tạp, tổ hòa giải đã kịp thời hòa giải thành nhiều vụ việc. “Trong năm 2021, tổ đã hòa giải thành công 10/10 vụ việc. Sở Tư pháp đã tặng giấy khen cho tổ vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 2021”-ông A Yó bộc bạch.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Thành Việt-Trưởng phòng Tư pháp huyện Đak Đoa-cho hay: Các tổ hòa giải được cơ cấu đầy đủ thành phần như: trưởng ban công tác mặt trận, bí thư chi bộ, trưởng thôn, già làng và người có uy tín. Đội ngũ hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hòa giải, am hiểu phong tục, tập quán trong cộng đồng, có kinh nghiệm, khả năng vận động, thuyết phục và làm việc công tâm, khách quan. “Thời gian tới, Phòng Tư pháp tiếp tục phối hợp với các ban, ngành đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần làm giảm vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”-ông Việt cho biết thêm.

 

R'Ô HOK
 

Có thể bạn quan tâm

Xót lòng cháu bé mồ côi

Xót lòng cháu bé mồ côi

(GLO)- Mới học lớp 1 nhưng em Nêu (làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia ) đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bố Nêu qua đời cách đây 6 tháng do bạo bệnh. Nỗi đau chưa nguôi ngoai thì tháng 2 vừa qua, mẹ cũng tiếp tục rời xa em.

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.