Đặc sắc Lễ hội Áo dài trên con đường di sản tại Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người xem được chiêm ngưỡng hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi như Chula, Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh...
Một mẫu thiết kế áo dài của nhà thiết kế Viết Bảo. (Nguồn: baothuathienhue.vn)
Một mẫu thiết kế áo dài của nhà thiết kế Viết Bảo. (Nguồn: baothuathienhue.vn)
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019, tối 28/4 tại cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế đã diễn ra Lễ hội Áo dài với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản”.
Lễ hội áo dài là một trong những hoạt động chính và được mong đợi nhất trong mỗi kỳ Festival, thu hút hàng ngàn người tham dự. Lễ hội đã góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài của Việt Nam.
Tại lễ hội, người xem được chiêm ngưỡng hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi như Chula, Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh...
Với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản,” các nhà thiết kế đã lấy cảm hứng và đưa những cảnh quan thiên nhiên đẹp hay nét văn hóa riêng có giàu chất truyền thống của những di sản thế giới được UNESCO công nhận dọc dải đất miền Trung, Tây Nguyên lên tà áo dài, như Thành nhà Hồ của Thanh Hóa, Phong Nha Kẻ Bàng của Quảng Bình, quần thể di tích Triều Nguyễn ở Thừa Thiên-Huế, hay phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
Đặc biệt, năm nay các nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu lụa truyền thống để thể hiện các tác phẩm của mình với các thương hiệu lụa thượng phẩm như Hà Bảo Silk, Minh Tuyết Silk, Vietnam Silk House của Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thái Nam Silk của Nha Xá Hà Nội.
Sự sáng tạo độc đáo của các nhà thiết kế đã mang lại giá trị mới của thời đại cho áo dài, đồng thời dẫn dắt người xem cùng du ngoạn đến những vùng di sản trên dải đất miền Trung.
Trong số các bộ sưu tập nổi bật, có thể kể đến Bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bảo, lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn. Với 30 thiết kế áo dài, bộ sưu tập là câu chuyện về một thời vàng son được nhà thiết kế kể một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài với dòng vải lụa quý thượng phẩm của làng nghề Việt Nam.
Một trong những di sản nổi bật của Huế là mỹ thuật triều Nguyễn. Trong bộ sưu tập của Viết Bảo, vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế có dấu ấn rõ nét, được vận dụng để điểm xuyến trên tà áo dài.
Hoa văn trang trí từ các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như mây, mưa... được nhà thiết kế và các nghệ nhân chắt lọc, cách điệu thành hoa văn trang trí cho các thiết kế.
Vải may áo dài là những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng của Bảo Lộc (Lâm Đồng) được người dệt chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ. Để truyền tải vẻ đẹp của tà áo dài Việt, bên cạnh kỹ thuật thêu truyền thống, nhà thiết kế chú trọng khai thác công nghệ in trên tơ tằm tiên tiến.
Nhà thiết kế Cao Minh Tiến mang đến lễ hội Bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ văn hoá lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Cao Minh Tiến đã ký họa mầu nước và bút sắt những nét đặt trưng, phong cảnh, hình ảnh sinh hoạt của núi rừng Tây Nguyên để tạo nên mô típ trang trí chủ đạo cho Bộ sưu tập.
Những nghiên cứu về kết cấu trang phục truyền thống của các dân tộc vùng Tây Nguyên kết hợp với xu hướng mốt hiện đại đã tạo nên Bộ sưu tập áo dài cách tân vô cùng lạ mắt.
Cao Minh Tiến khéo léo truyền tải văn hóa lễ hội dân tộc qua các nét vẽ ký họa mềm mại bay bổng. Cao Minh Tiến muốn mang những giá trị văn hóa dân tộc truyền tải cho thế hệ trẻ, để chứng minh rằng văn hóa truyền thống dân tộc vẫn có thể hòa nhập vào phong cách và đời sống hiện đại của các bạn trẻ.
Tường Vi (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.