Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

di-san.jpg
Ngôi nhà dài của ông Y Jui Êban ngày càng xuống cấp nhưng chưa được tu sửa.

Nhìn ngôi nhà đang xuống cấp, ông Y Jui Êban cho biết: Ngôi nhà được dựng khoảng năm 1900, hồi ông nội tôi còn sống. Đây từng là không gian sinh hoạt chung của đại gia đình nhiều thế hệ. Qua hơn một thế kỷ tồn tại, ngôi nhà đã bị mối mọt, hư hỏng nhiều phần, không giữ được kết cấu vững chãi vốn có.

Năm 1983, ngôi nhà được tu sửa, từ chiều dài gần 100 m được thu gọn còn khoảng 35 m, rộng 6 m. Sàn tre nứa được thay bằng ván gỗ, mái tranh lợp lại bằng tôn. Dù hiện diện như biểu tượng đặc trưng quen thuộc của buôn làng Ê Đê, nhưng căn nhà dài đang đóng cửa, nằm lặng lẽ bên cạnh ngôi nhà mới hiện đại, nơi gia đình ông Y Jui Êban đang sinh sống. Thỉnh thoảng có khách ghé thăm, muốn chụp hình lưu niệm, ông vui vẻ đồng ý.

Sở hữu di sản quý của buôn, nhưng ông Y Jui Êban không có ý định kinh doanh dịch vụ homestay vì sàn nhà và các trụ gỗ đã mục ruỗng, không an toàn. Chính quyền địa phương có đến vận động, dặn dò gia đình giữ gìn nếp nhà dài, có kế hoạch, chủ trương hỗ trợ kinh phí tu sửa, bảo vệ nhưng đến nay gia đình vẫn chưa nhận được khoản tiền nào. Gia đình không đủ điều kiện sửa chữa căn nhà. Thỉnh thoảng có nhóm bạn trẻ hoặc du khách đi ngang qua dừng lại chụp ảnh, ông Y Jui Êban lại thấy buồn, người già trong buôn tiếc nuối khi văn hóa truyền thống đang dần phai nhạt. Cô con gái út ở chung cùng bố mẹ chia sẻ, nếp nhà dài hiện tại không đáp ứng điều kiện sinh hoạt cũng như khai thác du lịch cộng đồng. Năm sau, khi con đường 16 m chạy trước nhà làm xong, gia đình sẽ sửa sang căn nhà dài và kết hợp làm homestay. Dự định, ngôi nhà sẽ được dỡ ra và phục dựng, làm lại như nếp nhà dài hiện tại.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội), ngôi nhà dài của người Ê Đê được phục dựng, tu sửa do chính nhóm nghệ nhân cộng đồng Ê Đê đến từ TP Buôn Ma Thuột. Cách đây chưa lâu, tỉnh Đắk Lắk cũng phục dựng thêm một ngôi nhà dài đúng khuôn mẫu kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào Ê Đê trong khuôn viên bảo tàng tỉnh… Nhìn rộng ra, một hướng đi hợp xu thế hiện nay là gắn bảo tồn nhà dài với phát triển du lịch cộng đồng. Tại một số buôn làng, người dân đã giữ lại kiến trúc truyền thống kết hợp khai thác kinh doanh du lịch, tạo sinh kế bền vững. Tuy nhiên, con số này còn hạn chế. Chính quyền và cộng đồng cư dân cần phối hợp rà soát, đánh giá hiện trạng các ngôi nhà dài còn lại để bảo tồn. Trong quá trình tu sửa, phục dựng, rất cần sự tham gia của các nghệ nhân am hiểu, nắm vững kỹ thuật và kiến trúc nhà dài truyền thống.

Theo Bài và ảnh: NGỌC LIÊN (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Một thời hương mía…

Một thời hương mía…

(GLO)-Từ con ngõ quen thuộc, tôi hướng mắt ra cánh đồng, thu vào bạt ngàn màu xanh của mía, bắp, đậu, khoai lang... Mỗi mùa một sắc điệu, trù phú và no đủ. Nếu ai đó từng gắn bó với mảnh đất này như tôi sẽ nghe tim mình thổn thức, thấy lòng xốn xang khi bao ký ức luyến thương thầm gọi, tìm về.

null