Cựu cán bộ QLTT Trần Hùng hầu tòa với cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều lần hoãn, hôm nay 19.7, tòa mở lại phiên xét xử cựu cán bộ quản lý thị trường (QLTT) Trần Hùng với cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng.

Sáng 19.7, TAND TP.Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Trần Hùng, cựu Tổ trưởng Tổ 304, nay là Tổ 1444 (Tổng cục QLTT, Bộ Công thương), cùng 35 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến đường dây sản xuất sách giáo khoa giả có quy mô cực lớn.

Vụ án được đưa ra xét xử sau nhiều lần phải hoãn hồi tháng 5 và tháng 6. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 7 ngày, thẩm phán Mai Văn Quang làm chủ tọa.

Bị cáo Trần Hùng được dẫn giải tới tòa. Ảnh: Phúc Bình

Bị cáo Trần Hùng được dẫn giải tới tòa. Ảnh: Phúc Bình

Trong số 36 bị cáo, ông Trần Hùng bị truy tố tội nhận hối lộ, theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự, với khung hình phạt từ 7 - 15 năm tù.

35 bị cáo còn lại bị truy tố về một trong 3 tội sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc môi giới hối lộ, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó, có các bị cáo Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (gọi tắt là Công ty Phú Hưng Phát); Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; Nguyễn Duy Hải, lao động tự do…

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, khoảng 40 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó ông Trần Hùng có 5 luật sư. Gần 20 cá nhân được tòa án triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người tham gia tố tụng khác.

Đây là vụ án nhận được sự quan tâm của dư luận, bởi ông Trần Hùng từng được biết đến là một cán bộ có nhiều phát ngôn mạnh mẽ trong lĩnh vực QLTT. Vụ án từng nhiều lần được cả tòa án và viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Cựu cán bộ QLTT Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng. Ảnh: Phúc Bình
Cựu cán bộ QLTT Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng. Ảnh: Phúc Bình

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, từ đầu năm đến tháng 6.2021, bị cáo Cao Thị Minh Thuận cùng đồng phạm sản xuất, nhập kho tổng cộng gần 9,5 triệu quyển sách giáo khoa giả với tổng giá trị hơn 260 tỉ đồng. Các bị cáo sau đó tổ chức tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển, thu lời bất chính hơn 30 tỉ đồng.

Tháng 7.2020, Công ty Phú Hưng Phát từng bị Đội QLTT số 17 kiểm tra, thu giữ hơn 27.300 quyển sách giáo khoa giả. Biết ông Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo, bị cáo Cao Thị Minh Thuận đã nhắn tin, điện thoại với mục đích nhờ giúp đỡ, xử lý nhẹ vụ việc. "Trần Hùng nói đồng ý "tha" với yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in sách lậu", cáo trạng nêu.

Tiếp đó, bị cáo Thuận bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Mạnh Hà sẽ chi 400 triệu đồng cho ông Hùng. Người được nhờ chuyển tiền là Nguyễn Duy Hải.

Các bị cáo khác trong vụ án. Ảnh: Phúc Bình

Các bị cáo khác trong vụ án. Ảnh: Phúc Bình

Ngày 14.7.2020, ông Hải đến gặp ông Hùng, đặt vấn đề bị cáo Thuận muốn gửi ông Hùng và Tổ 304 số tiền 400 triệu đồng, để xin bỏ qua vụ việc vi phạm của Công ty Phú Hưng Phát. "Trần Hùng đã hướng dẫn Hải bảo với Thuận phải thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách Thuận mua bị thu giữ, thành sách của người khác mang đến ký gửi", cơ quan tố tụng cáo buộc.

Sáng 15.7.2020, ông Hải cầm 300 triệu đồng do bị cáo Thuận đưa, đựng trong túi ni lông màu đen, đến phòng làm việc của ông Hùng. Tại đây, ông Hải nói Thuận đưa trước 300 triệu đồng, đồng thời đưa túi tiền cho ông Hùng, nhưng ông Hùng nói cất đi.

Một lát sau, ông Hùng nói có việc bận, bảo 2 cán bộ QLTT đưa ông Hải đi ăn cơm. Khi đi ăn, ông Hải vẫn cầm theo túi tiền. Đến đầu giờ chiều, ông Hải đi cùng 2 cán bộ QLTT nêu trên quay lại Tổng cục QLTT. Ông Hải đi lên phòng làm việc của ông Hùng tại tầng 3, đưa cho ông Hùng số tiền 300 triệu đồng.

Quá trình điều tra, ông Hải nhận tội, trong khi đó ông Hùng không thừa nhận hành vi. Dù vậy, viện kiểm sát khẳng định có đủ cơ sở kết luận ông Hùng nhận 300 triệu đồng của bị cáo Thuận thông qua ông Hải, sau đó hướng dẫn bà Thuận thay đổi lời khai, đồng thời chỉ đạo tạo điều kiện xử lý vụ việc của Công ty Phú Hưng Phát theo hướng vi phạm hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức phiên tòa giả định xét xử bạo lực học đường và bạo lực gia đình

Krông Pa tổ chức phiên tòa giả định xét xử bạo lực học đường và bạo lực gia đình

(GLO)- Trong 2 ngày (7 và 8-12), Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Huyện đoàn, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự về bạo lực học đường tại xã Ia Dreh và bạo lực gia đình tại xã Ia Rsai.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Shark Thủy bị khởi tố thêm tội đưa hối lộ

Shark Thủy bị khởi tố thêm tội đưa hối lộ

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy) vừa bị khởi tố thêm tội đưa hối lộ, liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup), Công ty CP đầu tư và phân phối Egame (Công ty EGame) và một số đơn vị liên quan.