Cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm: Lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua 10 năm đi vào đời sống, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Chỉ với 2 con dê giống làm vốn ban đầu, sau gần 10 năm, gia đình chị Huach (làng Đê Ktu, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) đã có đàn dê gần 30 con. Chị chia sẻ: “Gần 10 năm trước, làng mua 1 cặp dê để cúng nhà rông mới nhưng sau đó giữ lại 1 con dê cái. Lúc đó, mình thấy rẻ nên mua về nuôi. Mình nhận thấy nuôi dê không khó, thức ăn cũng dễ kiếm nên vay tiền mua thêm 1 con dê đực”. Nhờ chăm sóc tốt nên cặp dê giống của gia đình chị Huach phát triển khỏe mạnh, sinh sản 2 năm 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Dành dụm từ tiền bán dê, chị đã mua được 2 con bò, 5 sào đất trồng cà phê và vươn lên thoát nghèo.
Không riêng gia đình chị Huach, nhiều hộ dân ở thị trấn Kon Dơng cũng mạnh dạn phát triển chăn nuôi dê khi nhận thấy hiệu quả kinh tế từ vật nuôi này mang lại. Chỉ tay về phía chuồng dê của gia đình, bà Srắt (làng Đê Hrel) cho hay: “Lúc trước, nhà mình chỉ nuôi bò, không quen nuôi dê. Cách đây 2 năm, thấy bà con nuôi dê không cần chăn thả lại sinh sản nhanh, mình cũng thử nuôi 1 con. Đến nay, mình có 4 con rồi”.
Bà Srắt (làng Đê Hrel, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Anh Huy
Bà Srắt (làng Đê Hrel, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Anh Huy
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá lồng được nhân rộng ở huyện Ia Grai. Ông Rơ Châm Pich-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Khai rất tâm đắc với Tổ hợp tác nuôi cá lồng gồm 6 hộ đồng bào Jrai ở làng Nú. “Tổng cộng có 12 lồng nhưng trước mắt chúng tôi chỉ nuôi thử nghiệm 4 lồng, chủ yếu là cá diêu hồng và cá trê. Khoảng 2 tháng nữa, chúng tôi sẽ thu hoạch mẻ cá đầu tiên, dự kiến đạt 1,5 tạ/lồng. Đất đai ngày càng cằn cỗi, giá cả các loại nông sản bấp bênh trong khi địa phương lại có lợi thế về nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích người dân mở rộng mô hình để nâng cao thu nhập”-ông Pich nói.
Để từng bước giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ năm 2011 đến nay, MTTQ các cấp đã xây dựng 400 mô hình trên các lĩnh vực và nhân rộng 398 mô hình với 18.274 hộ đồng bào DTTS tham gia thực hiện. Những mô hình, cách làm hay đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, chi tiêu hợp lý để tích lũy và từng bước xóa bỏ các hủ tục… Ông Rơ Châm Đêr (làng Pôk, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) chia sẻ: “Người dân làng mình giờ không ai thả rông heo, bò nữa. Nhà có điều kiện kinh tế thì làm chuồng nuôi nhốt kiên cố, hộ khó khăn hơn cũng làm chuồng tạm, xa nơi ở, giếng nước. Các hộ dân cũng làm hàng rào, đào hố rác sau nhà, vệ sinh đường làng sạch đẹp”.
Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững
Thống kê từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho thấy, qua 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, các ngành, địa phương đã giúp 29.528 hộ DTTS tiến bộ vươn lên thoát nghèo. Đề cập về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Ưa-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện-cho biết: Giai đoạn 2011-2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức thành viên khảo sát, xây dựng được 54 mô hình và nhân rộng 41 mô hình, điển hình như: “Cánh đồng một giống đối với cây lúa”, “Di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn”, “Trồng rau xanh”... “Từ các mô hình trên, 1.873 hộ DTTS nghèo trên địa bàn huyện thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất và biết tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất”-ông Ưa thông tin.
Tại huyện Mang Yang, nhiều mô hình cũng đã phát huy hiệu quả như: “Đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế bằng cách vần công, đổi công”, “Gây quỹ cho các hộ vay vốn trong những lúc khó khăn”, “Cải tạo và xóa vườn tạp trong các làng đồng bào DTTS”... Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nga-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang, cuộc vận động đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của bà con DTTS. Người dân không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; sử dụng vốn vay hiệu quả... Nhờ đó, số hộ nghèo giảm từ 3.946 hộ (32,08%) năm 2011 xuống còn 1.645 hộ (chiếm 9,83%) cuối năm 2020.
Những lồng nuôi cá của người dân làng Nú, xã Ia Khai. Ảnh: Anh Huy
Người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai) nuôi cá lồng để phát triển kinh tế. Ảnh: Anh Huy
Hưởng ứng cuộc vận động, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã cụ thể hóa, lồng ghép việc triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị thông qua các phong trào, cuộc vận động. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh đã thành lập được 235 câu lạc bộ “Phụ nữ DTTS tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với 4.814 thành viên tham gia, tiết kiệm được trên 16,1 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng cần thiết trong gia đình…; Tỉnh Đoàn xây dựng được 82 làng thanh niên “2 không, 2 có” với 8.078 thanh niên tham gia; Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ xây mới và sửa chữa 116 “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên DTTS với tổng kinh phí hơn 3,1 tỷ đồng…
Theo bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền về cuộc vận động. Cụ thể hóa nội dung sổ tay thực hiện cuộc vận động sát với tình hình thực tiễn và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương; gắn triển khai thực hiện cuộc vận động với các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động và các phong trào để giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.