Cuộc bầu cử lịch sử ở Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm nay (7.7), cử tri Pháp trên toàn quốc bước vào vòng 2 cuộc bầu cử quốc hội sớm, chưa đầy 1 tháng kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố giải tán quốc hội hôm 9.6, theo AFP.

Cuộc bầu cử được tổ chức vào thời điểm quốc gia châu Âu trên bờ vực khủng hoảng vì giới chính khách bị đẩy vào tình thế phải miễn cưỡng đoàn kết trong nỗ lực ứng phó mối đe dọa đến từ phe cực hữu.

Áp phích vận động tranh cử tại Magny-en-Vexin thuộc miền bắc Pháp

Áp phích vận động tranh cử tại Magny-en-Vexin thuộc miền bắc Pháp

Dù diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, chiến dịch vận động tranh cử chứng kiến làn sóng bạo lực nhằm vào các ứng viên chạy đua vào ghế nghị sĩ và những nhà hoạt động chính trị. Tờ The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin cho biết một ngày trước khi bầu cử vòng 2 được tổ chức, giới hữu trách ghi nhận hơn 50 vụ tấn công bạo lực.

Trả lời Đài BFM TV, Bộ trưởng Darmanin cho biết một số vụ tấn công đặc biệt nghiêm trọng, khiến các nạn nhân phải nhập viện. Trong một trường hợp, người phát ngôn chính phủ Pháp Prisca Thevenot cùng người phó Virginie Lanlo và một nhà hoạt động của liên minh "Chung sức vì nền cộng hòa" của Tổng thống Macron, đã bị một nhóm người hành hung trong lúc họ dán áp phích tranh cử ở ngoại ô Paris. Báo Le Parisien dẫn lời bà Thevenot cho biết nhà hoạt động đã bị đánh vỡ hàm.

Dự kiến hôm nay, khoảng 30.000 cảnh sát được triển khai tại các điểm bỏ phiếu và nơi công cộng trên toàn nước Pháp, bao gồm 5.000 cảnh sát ở thủ đô Paris. Ông Darmanin lo ngại có thể xảy ra bạo lực hậu bầu cử và đề nghị cấm biểu tình dự kiến diễn ra vào đêm 7.7 bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô. Bộ trưởng Pháp cũng dự báo những cuộc biểu tình ở Lyon, Rennes và Nantes hoặc "bất kỳ nơi nào khác đều có yếu tố cực hữu hoặc cực tả".

Theo Bộ trưởng Darmanin, giới chức an ninh đã tiến hành hơn 30 vụ bắt giữ trên khắp nước Pháp liên quan đến làn sóng tấn công và đe dọa các chính khách. Còn tờ The Guardian dẫn thông báo của Hội đồng Luật sư Paris yêu cầu văn phòng công tố mở cuộc điều tra vụ một website cực hữu công bố danh sách "khai trừ" gần 100 luật sư. Đây là những luật sư ký tên vào lá thư phản đối đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu của bà Marine Le Pen.

Trước thềm bầu cử vòng 2, RN tuyên bố sẽ giành thế đa số ở quốc hội và thành lập chính phủ. Tuy nhiên, kết quả các cuộc khảo sát mới nhất dự báo đảng này khó giành được 289 ghế cần thiết để giành thế đa số tuyệt đối, nhưng vẫn là đảng nhiều khả năng đoạt nhiều ghế nhất. Cuộc khảo sát của Ipsos dự báo RN có thể thắng từ 175 - 205 ghế, còn cuộc khảo sát Ifop đưa ra con số từ 170 - 210 ghế.

Sau bầu cử vòng 1 hôm 30.6, phe trung dung của Tổng thống Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả đối phó RN. Khoảng 221 ứng viên, gồm 83 ứng viên của liên minh Chung sức và 132 ứng viên của liên minh cánh tả, đã rút khỏi đường đua nhằm tránh chia nhỏ số phiếu nhằm tăng cơ hội chiến thắng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.