Phe cực hữu Pháp tạm dẫn đầu sau bầu cử vòng 1, Tổng thống Macron gặp khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Reuters ngày 1.7 đưa tin phe cực hữu tại Pháp chiếm ưu thế về số phiếu bầu, sau khi cử tri nước này bỏ phiếu bầu cử quốc hội vòng 1 trong ngày 30.6.

Theo một số thăm dò ngoài phòng phiếu, đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) đã giành khoảng 34% số phiếu bầu. Liên minh Mặt trận Bình dân mới (NFP) của cánh tả xếp sau với 29% số phiếu. Trong khi đó, liên minh trung dung Đồng lòng vì nền Cộng hòa (Ensemble) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ nhận khoảng 20,5% - 23% số phiếu bầu.

Thăm dò sau khi bỏ phiếu trùng khớp với kết quả các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, với ưu thế được cho là sẽ thuộc về đảng cực hữu. Các công ty thăm dò dự báo RN có thể giành nhiều ghế nhất sau bầu cử vòng 2, song vẫn chưa rõ liệu đảng này có thể giành đa số tuyệt đối, tức 289 ghế trong số 577 ghế tại quốc hội hay không.

Dòng người biểu tình tại Pháp sau khi có kết quả thăm dò bầu cử vòng 1 trong ngày 30.6. Ảnh REUTERS

Dòng người biểu tình tại Pháp sau khi có kết quả thăm dò bầu cử vòng 1 trong ngày 30.6. Ảnh REUTERS

Theo AFP, canh bạc của Tổng thống Macron khi tổ chức bầu cử sớm sau khi đảng RN chiến thắng ở kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu đã phản tác dụng, khi giờ đây liên minh của ông chủ Điện Elysee có thể mất thêm ghế tại Quốc hội Pháp. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến quyền lực của ông Macron trong 3 năm còn lại của nhiệm kỳ.

Tỷ lệ cử tri Pháp bỏ phiếu vòng 1 là 65%, cao hơn nhiều so với kết quả thăm dò từ kỳ bầu cử năm 2022, chỉ đạt 47,5%.

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal nói rằng phe cực hữu đang đứng trước "cánh cửa quyền lực", cho rằng đảng RN không nên được nhận bất kỳ lá phiếu nào ở vòng bầu cử thứ hai. Trong khi đó, Chủ tịch đảng RN, ông Jordan Bardella, nói mình sẵn sàng trở thành thủ tướng và chỉ thành lập chính phủ nếu đảng RN giành ít nhất 289 ghế tại quốc hội, theo AFP.

Nếu phe cực hữu chiến thắng, nước Pháp sẽ ở trong tình trạng tổng thống và chính phủ đến từ hai lực lượng chính trị đối lập. Ông Macron vẫn sẽ có quyền lực trong vấn đề đối ngoại và an ninh, nhưng ảnh hưởng liên quan đến đối nội sẽ suy giảm đáng kể.

Có thể bạn quan tâm