Cửa khẩu ách tắc do dịch virus corona, tài xế than thở, DN "khóc ròng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp (DN), lái xe chở hàng sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị, việc ùn ứ nông sản những ngày qua do dịch virus corona khiến thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hàng tỉ đồng. Ngoài ra, việc các lái xe sau khi trở về từ Trung Quốc phải cách ly 14 ngày khiến DN gặp nhiều khó khăn và người lao động thất thu.
“Nếu biết trước sau khi về phải bị cách ly tôi đã không đi”
Mặc dù đã được thông quan từ ngày 5/2, tuy nhiên, đến nay, tại cửa khẩu Hữu Nghị, vẫn có hàng chục xe chở các mặt hàng nông sản ùn ứ chờ làm thủ tục. Từ sáng tới tối, xung quanh khu vực làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, các xe chở nông sản vẫn phải nổ máy liên tục, đặc biệt với các container lạnh. 
Được biết, các xe tại đây chủ yếu chở hàng nông sản như: thanh long, mít, sầu riêng, dưa hấu,… được vận chuyển từ các tỉnh miền Nam, miền Tây. Theo chia sẻ của một số lái xe, họ đã phải chờ tại cửa khẩu từ 2 đến 3 ngày. Tính cả thời gian di chuyển từ một số tỉnh miền Tây như: Long An, Sóc Trăng,… đến khu vực cửa khẩu, các lái xe này đã phải di chuyển trên đường gần 1 tuần.
Tại khu cách ly thuộc nhà nghỉ Xuân Cương (thuộc bến xe Xuân Cương, gần cửa khẩu Hữu Nghị), trao đổi với Dân Việt, một số tài xế vừa trở về từ Trung Quốc cho biết, họ cảm thấy sốt ruột và không yên lòng khi phải cách ly tới 14 ngày. Nhiều tài xế cho hay, nếu biết trước thông tin sau khi lái xe sang Trung Quốc trở về phải bị cách ly, họ sẽ không nhận lời chở chuyến hàng đó.
 
Khu cách ly tài xế trở về từ Trung Quốc tại bến xe Xuân Cương (cửa khẩu Hữu Nghị)
Theo Phan Đình Sơn, tài xế người An Giang cho biết, sau khi chở hàng từ Trung Quốc về, anh đã phải ở khu cách ly này chung phòng cùng 4 người với giá 300.000 đồng/phòng. Bên cạnh đó, hàng ngày, mối tài xế đang được cách ly tại đây tốn khoảng 50.000 đồng/bữa ăn.
“Thu nhập một tháng của tôi khoảng 20 triệu, hiện tại, bị cách ly như vậy tiền không kiếm ra được mà mất thêm rất nhiều chi phí. Tôi cũng có nghe nói sẽ được hỗ trợ nhưng không biết cụ thể như thế nào. Thú thực là trước khi đi tôi cũng không biết thông tin là khi trở về sẽ bị cách ly như vậy, nếu biết trước dù có trả bao nhiêu tiền tôi cũng không đi.” Anh Sơn buồn rầu chia sẻ.
Cùng hoàn cảnh với anh Sơn, Thân Viết Long, một tài xế khác cũng đang trong khu cách ly bến xe Xuân Cương cho hay, việc cách ly các tài xế trở về từ Trung Quốc là cần thiết. Tuy nhiên, là lao động chính trong nhà có vợ và 2 con nhỏ, anh Long không khỏi lo lắng, sốt ruột khi nghĩ tới người thân.
“Là lao động chính trong nhà, hiện tại, khi phải cách ly tới 14 ngày, tôi rất lo lắng cho gia đình mình, không biết kinh tế sẽ xoay xở thế nào. Tuy nhiên, bây giờ có được về tôi cũng không dám vì sợ nguy hiểm cho vợ con.” Anh Long chia sẻ.
Doanh nghiệp bến xe thiệt hại tiền tỷ
Trao đổi với Dân Việt, đại diện bến xe Xuân Cương cho biết, cùng kỳ các năm trước, đây là thời điểm “vào mùa” khi các mặt hàng xuất khẩu liên tục được đưa lên, các dịch vụ bến bãi, nhà nghỉ,… có lượng khách rất đông. 
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona, lượng xe, hàng hóa rất ít, trong khi vẫn phải huy động lực lượng lớn nhân viên phục vụ các hoạt động phòng chống dịch. Theo ước tính, trong đợt dịch bệnh này, doanh nghiệp này có thể sẽ giảm tới 90% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái.  
“Trong đợt dịch bệnh lần này, bến xe Xuân Cương cũng thiệt hại rất nhiều. Có thể thấy rất rõ, số lượng nhân công của doanh nghiệp phải làm việc rất đông, trong khi đó, hàng hóa lại không có. Ngoài ra, lương nhân viên từ dịp Tết tới giờ còn phải tăng gấp 3 lần. 
Cùng kỳ năm ngoái, chúng tôi có doanh thu khoảng 10 tỷ/tháng nhưng năm nay ước tính sẽ giảm ít nhất là 90%.” Đại diện bến xe Xuân Cương cho hay.
 
Hàng dài xe chờ xuất cảnh tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn
Ngoài ra, bến xe Bảo Nguyên có chức năng hoạt động tương tự tại cửa khẩu Tân Thanh, cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thậm chí, theo đại diện bến xe này, nếu tình trạng đóng cửa khẩu kéo dài, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu lỗ trong những tháng này.
“Hiện tại, vẫn có hàng trăm xe đỗ tại bến Bảo Nguyên với giá 400.000 đồng/ngày/đêm. Tuy nhiên, hiện tại, thời gian lưu trú rất lâu, điện phục vụ xe lạnh chạy liên tục nên có thể chúng tôi còn không đủ bù chi phí. Chưa kể các khoản khác như lương nhân viên, hàng trăm khối nước mỗi ngày… Thời gian này, ước tính chúng tôi thiệt hại từ 4 đến 6 tỷ đồng.” đại diện bến xe Bảo Nguyên thông tin.
Mới đây, theo thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) vừa có công điện gửi Sở Ngoại vụ các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang cho biết, chiều 7/2, Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã trao đổi về việc khôi phục hoạt động trao đổi, giao thương của cư dân biên giới.
Theo ý kiến của Hải quan Nam Ninh, thời gian khôi phục sẽ phải lùi tới cuối tháng này thay vì ngày 10/2. Lý do, phía Hải quan Nam Ninh không đủ nhân sự vì nhiều cán bộ đang bị cách ly do dịch bệnh.
Tổng lãnh sự quán Việt Nam đang yêu cầu Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây sớm gửi công hàm chính thức để phía Việt Nam chủ động thông tin cho các địa phương biên giới.
Thanh Phong (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null