CPI bình quân 7 tháng cả nước tăng 3,12% so với cùng kỳ 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quân 7 tháng đầu năm tăng 3,12% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản tăng 4,65%.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2023 tăng 0,45% so với tháng 6. So với tháng 12-2022, CPI tháng 7 tăng 1,13% và so với cùng kỳ 2022 tăng 2,06%.

CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản tăng 4,65%. (Ảnh: PV/Vietnam+)

CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản tăng 4,65%. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tháng bảy tại khu vực thành thị tăng 0,34% và khu vực nông thôn tăng 0,58%. Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước. Riêng, nhóm bưu chính viễn thông giá giảm 0,12%.

Trong tháng 7, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,63%, tác động làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tháng tăng 0,31% (riêng, chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,24% với gạo tẻ thường tăng 0,28%, gạo tẻ ngon tăng 0,14%, gạo nếp tăng 0,1%).

Nguyên nhân do giá gạo trong nước tăng theo giá xuất khẩu. Yếu tố tác động là các quốc gia tích cực thu mua gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực khi hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp trên toàn cầu.

Ngoài ra, giá thực phẩm cũng tăng 0,79%, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng, như thịt heo tăng 2,7% so với tháng trước và nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa du lịch cũng tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 0,51% với các nguyên nhân chủ yếu là giá điện sinh hoạt tháng bảy tăng 3,87%, do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân kể từ ngày 4-5.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản tháng 7-2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ 2022. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ 2022, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.