Công ty Thành Thành Công Gia Lai sẵn sàng cho vụ ép mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đảm bảo nguyên liệu phục vụ nhà máy có công suất ép 6.000 tấn mía cây/ngày, Thành Thành Công Gia Lai đã triển khai chính sách hợp lý nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và Công ty.
Năng suất mía tăng cao
Do nắng hạn kéo dài và sâu bệnh gây hại nên năng suất mía trong 2 vụ trước có sự sụt giảm. Bên cạnh đó, từ khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, giá mía nguyên liệu cũng giảm theo thị trường chung. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của nhiều hộ trồng mía khu vực Đông Nam tỉnh.
Để đồng hành cùng người trồng mía vượt qua giai đoạn khó khăn, trong vụ ép 2020-2021, Công ty đã triển khai nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân. Đặc biệt, nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất mía dự kiến tăng cao so với những vụ trước, giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn.
Nông dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cơ giới hóa trồng mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nông dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cơ giới hóa khâu trồng mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Đinh Thị Hảo (thôn 4, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) cho biết: “Chúng tôi đã gắn bó nhiều năm với Nhà máy Đường Ayun Pa. Những năm gần đây, Công ty Thành Thành Công Gia Lai đã có nhiều chính sách như đưa đội ngũ khuyến nông viên đến tận ruộng hướng dẫn kỹ thuật canh tác mía, hỗ trợ cày ngầm, bón phân vi sinh, tưới nước tiết kiệm… giúp người trồng mía yên tâm sản xuất. Năm vừa rồi, gia đình tôi trồng mới 8 ha mía, được Công ty hỗ trợ hơn 40 triệu đồng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây mía phát triển tốt, dự kiến năng suất bình quân đạt 80 tấn/ha, tăng khoảng 10 tấn/ha so với vụ trước”.
Tương tự, ông Đặng Văn Hoan (thôn 3, xã Pờ Tó) cho hay: “Những năm qua, nông dân gặp nhiều bất lợi do nắng hạn kéo dài, suất đầu tư cao, giá thu mua mía giảm theo thị trường chung nên nguồn thu nhập giảm mạnh. Thời gian qua, Công ty đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ người dân như: cày ngầm, bón phân vi sinh, tưới nước tiết kiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi nên 10 ha mía của gia đình dự kiến năng suất bình quân đạt khoảng 95 tấn/ha, cao hơn so với năm ngoái khoảng 10 tấn/ha”.
Nhiều chính sách hỗ trợ nông dân
Chuẩn bị vụ ép 2020-2021, Công ty Thành Thành Công Gia Lai đã thông báo giá thu mua mía nguyên liệu tại ruộng trên phương tiện vận chuyển là 850 ngàn đồng/tấn, cao hơn 50 ngàn đồng/tấn so với vụ ép trước. Công ty cũng triển khai sửa chữa đường giao thông, chuẩn bị phương tiện vận chuyển mía về nhà máy kịp thời để giảm thiệt hại cho nông dân.
Bà Nguyễn Thị Nhiễu (thôn 2, xã Pờ Tó) chia sẻ: “Giá mía nguyên liệu đầu vụ được Công ty thông báo cao hơn năm ngoái nên chúng tôi rất lạc quan. Với giá thu mua như vậy, năng suất mía lại tăng, dự kiến năm nay, gia đình thu về tầm 500-600 triệu đồng từ hơn 20 ha mía”. Còn bà Đinh Thị Hảo cho biết: “Với giá mía Công ty thu mua, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình lời khoảng 20-25 triệu đồng/ha”.
Người dân xã Pờ Tó bắt đầu thu hoạch mía niên vụ 2020-2021. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) bắt đầu thu hoạch mía niên vụ 2020-2021. Ảnh: Nguyễn Diệp
Một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là điều tiết nhân công chặt mía và phương tiện vận chuyển mía nguyên liệu về nhà máy đang được Công ty thực hiện theo hướng có lợi cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Khuyên (thôn Kim Năng, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) nói: “Chúng tôi thấy công tác quản lý công đốn và vận chuyển mía từ ruộng về nhà máy của Công ty rất phù hợp và kịp thời. Cách làm này giúp chúng tôi yên tâm hơn trong mỗi vụ ép”.
Trao đổi với P.V, bà Vũ Thị Lan-quyền Giám đốc Công ty Thành Thành Công Gia Lai-cho biết: “Trong những năm qua, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp đồng hành cùng người dân phát triển vùng nguyên liệu. Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn 2020-2025, chúng tôi tập trung triển khai các giải pháp như: đẩy mạnh cơ giới hóa để đảm bảo cày sâu, cày ngầm nhằm giải quyết khó khăn về nhân công; tập trung đầu tư tưới nước nhỏ giọt để nâng cao năng suất, chất lượng mía; xây dựng vùng mía giống chuyên canh ở từng huyện, thị xã để nhân rộng các giống tiềm năng, ưu việt, đáp ứng yêu cầu phòng trừ bệnh trắng lá và sâu đục thân. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục triển khai các chính sách đầu tư phù hợp, vận động bà con phát triển vùng nguyên liệu ổn định. Công ty thu mua mía đảm bảo 2 bên đều có lãi… Đặc biệt, từ vụ ép 2021-2022 đến năm 2024, chúng tôi sẽ thu mua mía theo giá bảo hiểm tại ruộng là 800 ngàn đồng/tấn để nông dân yên tâm gắn kết với Công ty”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.