Công nhận “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” là di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định số 526/QĐ-UBND về xếp hạng di tích “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là hồ sơ đầu tiên của một nghệ sĩ được tỉnh công nhận là di tích.

Di tích “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” (Plei Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang) có diện tích 2.092 m2; trong đó, khu vực 1 có diện tích 713,83m2 (126,81 m2 thuộc quy hoạch giao thông), khu vực 2 có diện tích 1.378,17m2 (145,57 m2 thuộc quy hoạch giao thông).

a783faad99812ddf7490.jpg
Các đại biểu tham quan khu nhà ở của họa sĩ Xu Man vào tháng 10-2024. Ảnh: Lam Nguyên

Theo quyết định trên, UBND tỉnh giao UBND huyện Mang Yang thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Trường hợp các nhiệm vụ được giao cho các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện có sự thay đổi do thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28-3-2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì các cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ sau khi tổ chức lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 526.

Trước đó, cuối tháng 10-2024, UBND huyện Mang Yang tổ chức hội thảo khoa học Di tích lịch sử “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” tại Plei Bông (xã Ayun). Các ý kiến tại hội thảo đều khẳng định: Xu Man là họa sĩ tiêu biểu của tỉnh Gia Lai nói riêng, của Việt Nam nói chung. Là họa sĩ duy nhất ở Tây Nguyên được tặng giải thưởng Nhà nước cho đến nay, ông đã đưa văn hóa truyền thống Tây Nguyên vào tác phẩm, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống ấy. Ông còn là người thầy, người truyền cảm hứng cho nhiều họa sĩ thế hệ sau.

Các đại biểu tham gia hội thảo đã đề nghị cần quan tâm đầu tư, phục dựng khu nhà ở của ông; tiếp tục mở rộng việc sưu tầm tác phẩm của họa sĩ Xu Man và đưa về trưng bày một phần tại đây để khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của “cánh chim đầu đàn của mỹ thuật Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Chiêng ngân lòng phố

Chiêng ngân lòng phố

(GLO)- Sương còn an nhiên trên từng ngọn cỏ. Dãy núi phía trước nhà hiện ra mờ mờ. Đâu đó, vẳng trong thung sâu, gà rừng đã cất những thanh âm đầu tiên kéo bình minh vượt qua sườn đồi để chào một ngày mới.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Mùa hạ bình yên

Mùa hạ bình yên

(GLO)- Tôi thường kết thúc một buổi tối bằng vài phút ngồi yên trước khi đặt mình vào giấc ngủ. Ánh sáng của bóng đèn đêm phả dịu xuống là một bối cảnh nhẹ nhõm cho những nghĩ ngợi còn đọng lại sau cùng khi ngày vừa trôi.

Làm báo vùng khó

Làm báo vùng khó

(GLO)- Đã dấn thân vào nghề báo, ai cũng hiểu rõ những thử thách phải vượt qua, nhất là khi tác nghiệp ở vùng khó. Song chính khi đó, chúng tôi càng hiểu rõ hơn tình cảm mà người dân dành cho người cầm bút.

null