Tính sử thi trong tranh Xu Man

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Họa sĩ Xu Man (1925-2007) được mệnh danh là “cánh chim đầu đàn của mỹ thuật Tây Nguyên”. Nét đặc sắc trong tranh Xu Man là tính sử thi. Đây vừa là đặc trưng nghệ thuật cũng vừa là nội hàm văn hóa ẩn trong tác phẩm của ông.

Sử thi là khái niệm gắn liền với một thể loại đặc thù trong văn học, cả ở phương Đông và phương Tây. Sử thi thuộc thể loại tự sự, kể về nhân vật chính là người anh hùng; có bối cảnh lịch sử văn hóa rộng lớn, gắn với ngọn nguồn dân gian; có tính thần thoại, tính xã hội và thường miêu tả các cuộc chiến đấu mang tính cộng đồng cao.

Tây Nguyên được đánh giá là vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hóa quý báu của đất nước ta, trong đó nổi bật hơn cả là sử thi. Tại đây, sử thi được xác định là những tác phẩm có nội dung phản ánh những sự kiện trọng đại của cộng đồng, kể về những cuộc chiến lớn, trải rộng về không gian và trải dài về thời gian; ca ngợi anh hùng-nhân vật chính luôn là những người mưu trí, can đảm, có sức mạnh siêu phàm, sẵn sàng chiến đấu chống lại cái xấu cái ác để bảo vệ buôn làng, có tinh thần trách nhiệm và biểu hiện tập trung lý tưởng cộng đồng, trải qua nhiều gian nan trong cuộc chiến với kẻ thù; có nhiều chi tiết phóng đại, kỳ vĩ và các yếu tố thần kỳ.

Đem các đặc trưng trên của sử thi nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng đối chiếu với tranh Xu Man, chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm trùng khớp. Nghĩa là tranh Xu Man có tính sử thi cao độ.

Theo đó, pơ thi (bỏ mả), đâm trâu, mừng chiến thắng, kháng chiến chống Pháp, phá ấp chiến lược, cùng nhau làm nhà rông... là những chủ đề chính trong nhiều tác phẩm của họa sĩ Xu Man, phản ánh những sự kiện trọng đại của cộng đồng dân tộc Bahnar ở quê hương của ông nói riêng cũng như người Tây Nguyên nói chung.

Đây cũng chính là những tác phẩm thể hiện rõ nhất tính kỳ vĩ của Xu Man với đặc trưng bối cảnh rừng núi rộng lớn, số người đông đảo, toát ra khí thế hùng tráng.

Trong sử thi Tây Nguyên, chúng ta thường nghe nói đến các nhân vật anh hùng như: Đam San, Xinh Nhã, Dam Noi, Điong... Và sau này tên tuổi của Anh hùng Núp, Kpă Klơng, N’Trang Lơng... cũng xuất hiện trong các bài hát kể, văn khấn của người Tây Nguyên vào ngày hội làng như những vị anh hùng thời đại mới. Đặc biệt, Bác Hồ xuất hiện trong tranh Xu Man với tư cách là một anh hùng, dũng sĩ, mang tầm vóc lịch sử lớn lao với đầy đủ những phẩm chất và đức tính can đảm, tốt đẹp cần có của một thủ lĩnh cộng đồng, luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất như linh hồn của tác phẩm.

Tìm hiểu kỹ về cuộc đời của họa sĩ Xu Man, chúng ta sẽ hiểu vì sao ông chọn Bác Hồ làm nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Sau khi được cử ra Hà Nội học tập, năm 1960, Xu Man được gặp Bác Hồ. Từ ngày ấy, tiếng nói, lời khuyên và hình ảnh của Bác đã trở thành nguồn cảm hứng trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông.

Trong lòng ông, Bác là ánh sáng, là mặt trời tỏa rạng xua tan tất cả tăm tối, khổ đau mà ông cùng dân làng từng nếm trải. Cũng vì thế, trong trái tim Xu Man, Bác Hồ là một vị anh hùng vĩ đại có sức mạnh phi thường, đã lãnh đạo Nhân dân đánh thực dân Pháp, đuổi đế quốc Mỹ hung tàn, đem đến cuộc đời mới, cuộc sống mới cho ông và dân làng Tây Nguyên.

tac-pham-bac-ho-voi-tay-nguyen.jpg
Tác phẩm “Bác Hồ với Tây Nguyên” của họa sĩ Xu Man.

Cùng với hội làng, Bác Hồ là chủ đề cơ bản trong tranh của họa sĩ Xu Man thể hiện rõ tính chất kỳ vĩ hoành tráng. Tuy nhiên, Bác Hồ trong tranh của Xu Man phần nhiều không phải là chân dung riêng biệt, mà được vẽ giữa lòng dân làng và rừng núi Tây Nguyên.

Trong số các tác phẩm vẽ về chủ đề Bác Hồ, ngoài một số bức tranh vẽ dân làng Tây Nguyên hân hoan rước ảnh Bác trong ngày hội, ngày vui của làng, họa sĩ Xu Man còn có nhiều bức vẽ Bác cùng xoang với dân làng. Đây là yếu tố hư cấu nghệ thuật đặc sắc của Xu Man, bởi thực tế dù rất mong muốn có ngày lên Tây Nguyên gặp gỡ đồng bào nhưng cho đến khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không thực hiện được ước nguyện ấy. Tương tự, người Tây Nguyên cũng rất mong được đón Bác lên thăm buôn làng, song chiến tranh kéo dài khiến cho mong ước ấy cũng không thành.

Tuy vậy, nghệ thuật lại giúp cho con người thỏa mãn được ước mơ của mình bằng trí tưởng tượng và hư cấu. Điều này giúp con người vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian vật lý. Họa sĩ Xu Man đã sử dụng triệt để quyền năng độc đáo và thần kỳ của người nghệ sĩ để tạo hình cho chùm tác phẩm nghệ thuật vẽ về chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên” của mình, khiến tranh của ông vừa mang vẻ đẹp hiện thực vừa mang vẻ đẹp huyền ảo, lãng mạn và sống động.

Chính vì vậy, những tác phẩm được chọn trao giải thưởng Nhà nước năm 2012 cho Xu Man cũng như được chọn trưng bày trong các bảo tàng ở Việt Nam hầu hết đều là các tác phẩm “Bác Hồ với Tây Nguyên”.

Năm nay cũng đúng vào dịp kỷ niệm tròn 100 năm Ngày sinh của họa sĩ Xu Man (1925-2025), Bảo tàng tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh danh họa người Bahnar như: hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích Nhà ở của họa sĩ Xu Man tại Plei Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang; chuẩn bị tọa đàm, triển lãm và phim tài liệu về di sản nghệ thuật của họa sĩ Xu Man. Qua các hoạt động này, những người thực hiện mong rằng tác phẩm của họa sĩ Xu Man sẽ được quan tâm và lan tỏa rộng rãi, mạnh mẽ hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null