Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Quyết định này vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký vào ngày 27/8. Lễ hội đập trống của người Ma Coong, một tộc người thuộc dân tộc Bru Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất nguyên sơ. Vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn, cầu trời đất phù hộ dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu.


 

Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.
Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con.




Còn lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức hàng năm vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ năm 1946 đến nay, người dân vùng chiêm trũng Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền để mừng Tết độc lập. Các làng xã thi nhau chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, gái đua giỏi.


 

Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ.
Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ.



Ông Nguyễn Mậu Nam-Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, việc công nhận 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương: “Có thể nói việc công nhân 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất. Tạo điều kiện, cơ hội cho các địa phương quảng bá, giới thiệu di sản cho bạn bè cũng như du khách quốc tế”.

Thanh Tuấn/VOV Miền Trung

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.