Bí ẩn bảo vật quốc gia 3.500 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn là một trong 33 hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13. Lần đầu tiên tỉnh Đắk Nông có hiện vật được công nhận danh hiệu này.

Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn được phát hiện ở thôn Đắk Sơn (xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông). Bộ sưu tập này gồm 16 thanh trong đó có 11 thanh nguyên vẹn, 5 thanh gần nguyên vẹn (4 thanh gãy đôi và 1 thanh gãy ba), được phân thành 3 nhóm tách biệt và 2 thanh lẻ không xếp vào 3 nhóm trên.

Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn được công nhận bảo vật quốc gia.
Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn được công nhận bảo vật quốc gia.

Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn được phát hiện ngẫu nhiên trong lòng đất. Khi người dân đào hố trồng tiêu, canh tác nông nghiệp ở độ sâu từ 50-90 cm tại thôn Đắk Sơn vào năm 2014. Sau đó, bảo tàng tỉnh đã tiến hành khảo sát địa điểm phát hiện đàn đá và phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh) giám định khảo cổ học, đo tần số âm thanh vào năm 2016. Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn được Hội đồng giám định khảo cổ học xác định có niên đại 3.500-3.000 năm cách ngày nay.

Địa tầng hố thám sát tại di tích Đắk Sơn.
Địa tầng hố thám sát tại di tích Đắk Sơn.

Các thanh đàn đá có chiều dài trung bình 50-55 cm, trong đó thanh đá dài nhất 81 cm, thanh đá ngắn nhất 32 cm, chiều rộng trung bình của các thanh khoảng 9,5-10 cm, dày trung bình 2,5 cm, trọng lượng trung bình 3,5 kg. Các thanh đàn đá đều được chế tác từ loại đá rhyolite (đá phiến biến chất), khi gõ bằng vật cứng giữa các thanh đá có độ trầm bổng khác nhau.

Tháng 10/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ) điều tra, thăm dò, khai quật và nghiên cứu tại địa điểm phát hiện Đàn đá Đắk Sơn. Qua đó, đã phát hiện hơn 200 hiện vật chủ yếu là công cụ rìu tứ giác, hình thang, mảnh vòng trang sức, mảnh gốm... trong đó có nhiều công cụ lao động, vòng tay có sự tương đồng về chất liệu đá, kỹ thuật chế tác với các thanh đàn.

Toàn cảnh khu vực di tích khảo cổ Đắk Sơn khai quật năm 2017.
Toàn cảnh khu vực di tích khảo cổ Đắk Sơn khai quật năm 2017.

Trên vùng đất Tây Nguyên này, vào năm 1949, những người phu làm đường phát hiện trong lòng đất tại Ndut Liêng Krak (Đắk Lắk) 11 thanh đá định dạng rõ ràng và có vết tích ghè đẽo.

Năm 1952, nhà nghiên cứu người Pháp như G.Condominas cùng nhà âm nhạc học Andre Schaeffner nghiên cứu sưu tập di vật này và xác định đây là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có niên đại cổ xưa của nhân loại. Phát hiện N'dut Lieng Krak là một phát hiện khảo cổ học quan trọng đã tạo nên một chấn động lớn trong giới khảo cổ học, dân tộc học, âm nhạc học và các ngành khoa học xã hội, nghệ thuật khác.

Sưu tập đàn đá Đắk Sơn có đặc trưng chung với truyền thống kỹ thuật và giá trị đặc sắc tiêu biểu của sưu tập đàn đá N’dut Lieng Krak. Theo các nhà nghiên cứu, Sưu tập Đàn đá Đắk Sơn là hiện vật gốc, độc bản, sản phẩm bản địa, có hình thức độc đáo, kỹ thuật chế tác đá ở trình độ cao, là những hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá; là sản phẩm văn hóa tinh thần, nhạc cụ cổ xưa nhất của cư dân thời tiền sử vùng Tây Nguyên.

Hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, khai quật tại di tích Đắk Sơn trong 2 năm 2016 và 2017.
Hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, khai quật tại di tích Đắk Sơn trong 2 năm 2016 và 2017.

Hiện nay sưu tập đàn đá Đắk Sơn đang được lưu giữ, bảo vệ, bảo quản tốt theo quy trình, quy định tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận Bảo vật quốc gia (Đợt 13, năm 2024) cho các hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó, có sưu tập đàn đá Đắk Sơn niên đại 3.500-3.000 năm tuổi.

Theo Nguyễn Thảo (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null