Từ khóa: Đàn đá

Lời tự tình của đá

Lời tự tình của đá

Đá kêu, theo một thang âm riêng biệt, tha thiết, trữ tình như những làn điệu dân ca của đồng bào Raglai. Ấy là hồn thiêng nguồn cội. Có giọng mẹ, giọng cha. Có giọng sông, giọng núi. Hết thảy hòa thành tiếng vọng thâm u của đại ngàn; tấu lên những khúc hòa ca Raglai nhiều cảm xúc.
Giữ mãi âm vang cho làng

Giữ mãi âm vang cho làng

Dưới bóng mát của cây vú sữa già cỗi trước sân nhà, A Khis, chàng trai trẻ người Rơ Ngao (Ba Na) có tài năng về âm nhạc say mê truyền dạy lại cách chơi các nhạc cụ dân tộc cho trẻ em trong làng. Âm thanh từ cồng chiêng, k'lông pút và đàn đá vang lên khiến bọn trẻ thích thú, chúng chăm chú vừa nghe vừa hỏi A Khis rất nhiều điều về những nhạc cụ. A Khis giải thích rồi cười đáp lại. Khung cảnh buổi học cứ thế diễn ra rộn rã, cho đến lúc ánh nắng hoàng hôn tắt dần.
Chung tay gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống

Chung tay gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống

Không để giá trị văn hóa truyền thống bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực của đời sống hiện đại, cùng với việc gìn giữ, người dân xã Cư M'gar (huyện Cư M'gar) đang tích cực khơi dậy tình yêu với nghề dệt thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc... cho lớp trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa độc đáo của địa phương.
Phục dựng tiếng đàn đá đại ngàn

Phục dựng tiếng đàn đá đại ngàn

Đàn đá là nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Loại nhạc cụ này đã khẳng định được giá trị vốn có, nhưng theo thời gian, đàn đá phai nhạt dần. Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị loại nhạc cụ này đang là việc cấp bách.
Đàn đá Tây Nguyên

Đàn đá Tây Nguyên

Đàn đá là một nhạc cụ cổ xưa nhất ở vùng đất Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và là “sợi dây“ kết nối giữa con người với thế giới tâm linh, giữa hiện tại với quá khứ. Ngày nay, đàn đá vẫn sống động trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.