Công bố Bộ sưu tập Đàn đá Bình Đa là Bảo vật Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 19-5, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đối với Bộ sưu tập Đàn đá Bình Đa và khai mạc Triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, Bộ sưu tập Đàn đá Bình Đa gồm 51 hiện vật; trong đó có 5 thanh nguyên và 46 đoạn, mảnh, phần bề mặt được phủ lớp patin màu xám nhạt. Hiện vật là những thanh đá dài, dẹt, thẳng, có thiết diện hình thoi hoặc tam giác. Hai rìa cạnh song song, cong lõm, bề mặt thân phẳng thẳng hoặc cong lõm thắt eo ở giữa. Rìa đầu thẳng, hình chữ V hoặc cong hình cung. Các vết chế tác có hướng đục theo chiều thống nhất từ rìa cạnh vào giữa thân, độ sâu khoảng 0,02-0,05 cm. Hiện vật đang được bảo quản, lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.

Các đại biểu tham quan triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: Nguồn Báo Đồng Nai online

Các đại biểu tham quan triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: Nguồn Báo Đồng Nai online

Các hiện vật được phát hiện trong cuộc khai quật di chỉ khảo cổ Bình Đa (phường An Bình, thành phố Biên Hòa) trên diện tích khoảng 7 ha vào năm 1979 và năm 1983. Việc phát hiện, sưu tập đàn đá trong tầng văn hóa Khu Di tích Bình Đa đã đem lại đầy đủ cứ liệu để xác nhận truyền thống chế tác đàn đá ở Việt Nam đã xuất hiện cách ngày nay từ 3.500- 4.000 năm.

Báo Nhân dân online đưa tin: Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá, Sưu tập đàn đá Bình Đa có hình thức độc đáo, kỹ thuật chế tác điêu luyện. Đồng Nai cũng được các nhà khảo cổ nhận định là một trong những trung tâm chế tác đồ đá đạt trình độ cao thời tiền sử ở vùng đất Nam Bộ.

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng đề nghị Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng đề án bảo vệ và phát huy Bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa gắn với việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa tới đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị, các ngành liên quan phối hợp với các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các hiện vật có đầy đủ những tiêu chí để lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia trong thời gian tới.

Dịp này, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa; giới thiệu đến người dân và du khách tham quan các hiện vật được phát hiện tại Di chỉ khảo cổ học Bình Đa; trong đó có bộ sưu tập Đàn đá. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 12-8-Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.