Giới thiệu bảo vật Quốc gia và cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hai bảo vật Quốc gia của Hà Nam được giới thiệu tới công chúng là Trống Đồng Tiên Nội 1 và Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi) được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia.
Các đại biểu và nhân dân xem các hiện vật được trực bày tại Khai mạc trưng bày Bảo vật Quốc gia và cổ vật tiêu biểu tình Hà Nam năm 2023. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

Các đại biểu và nhân dân xem các hiện vật được trực bày tại Khai mạc trưng bày Bảo vật Quốc gia và cổ vật tiêu biểu tình Hà Nam năm 2023. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

Ngày 16/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tổ chức Trưng bày “Bảo vật Quốc gia và cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam” lần thứ II năm 2023.

Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam cũng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Điêu khắc Phật giáo qua bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.”

Đây là hoạt động chào mừng “Tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2023" và Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam-Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Nguyễn Anh Chức khẳng định, việc tổ chức trưng bày là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận số 76 ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đây cũng là cơ hội để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch, giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc của Hà Nam đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đề nghị, các cấp, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng văn hóa, con người Hà Nam vì sự phát triển bền vững đất nước.

Thông tin từ Ban Tổ chức, hai sự kiện này diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 16-30/5 với 2 bảo vật Quốc gia của Hà Nam là Trống Đồng Tiên Nội 1 và Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi) được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia; đồng thời giới thiệu 500 cổ vật tiêu biểu, độc đáo có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học...

Các nhà sưu tầm tư nhân mang đến hơn 100 hiện vật do chính mình đã sưu tầm trao tặng cho Bảo tàng tỉnh Hà Nam phục vụ công tác giáo dục truyền thống. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

Các nhà sưu tầm tư nhân mang đến hơn 100 hiện vật do chính mình đã sưu tầm trao tặng cho Bảo tàng tỉnh Hà Nam phục vụ công tác giáo dục truyền thống. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

Tại lễ khai mạc, ông Tạ Đình Quyền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam chia sẻ, điểm nhấn quan trọng của không gian trưng bày lần này là giới thiệu tới công chúng các bảo vật Quốc gia cùng bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng tỉnh, lựa chọn từ các nhà sưu tập tư nhân về quá trình khai quật khảo cổ tại điểm di tích, dấu tích thuộc công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ của Hà Nam vừa được phát hiện, qua đó góp phần tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa.

Tại lễ khai mạc, các nhà sưu tầm tư nhân ngoài tham gia trưng bày còn mang đến hơn 100 hiện vật do chính mình sưu tầm trao tặng cho Bảo tàng tỉnh Hà Nam phục vụ công tác giáo dục truyền thống.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam trao Giấy khen cho một tập thể, 5 cá nhân có thành tích trong tác bảo vệ, phát huy bảo vật Quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.