Giá trị của hồn cốt di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

Nhiều năm qua, di sản trong nước được đánh thức giá trị qua những dự án lan tỏa, trùng tu hay phục dựng ngày càng nhiều. UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vừa tổ chức khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tín hiệu vui cho ngôi chùa có tuổi đời ngót nghét 1.000 năm. Dù vậy, giới chuyên gia, công chúng quan tâm di sản cũng từng băn khoăn, lo ngại về việc trùng tu chùa Cầu (Hội An) trước đây. Thời gian là một thách thức lớn cho công tác bảo tồn di sản, những công trình vốn được xây dựng cách đây hàng trăm, ngàn năm. Thậm chí, trong những giai đoạn lịch sử nhiều biến động, việc mất mát, không còn nhiều tài liệu cũ để so sánh, đối chiếu khiến công tác trùng tu, bảo tồn di sản lắm lúc chấp nhận hình thức phỏng dựng. Đây là quá trình chắp ghép những cứ liệu rời rạc nhằm dựng được một vật mẫu gần nhất có thể sát hiện thực lịch sử. Việc phỏng dựng không có một bản gốc để đối chiếu, nên các tác giả khó có thể khẳng định mình đã dựng chính xác 100% hay không. Họ chỉ có thể ngày càng tiệm cận lịch sử thông qua việc phát hiện những tình tiết, dữ liệu mới và cập nhật bản dựng.

Cụm di tích chùa Trầm, huyện Chương Mỹ
Cụm di tích chùa Trầm, huyện Chương Mỹ

Ở khía cạnh khác, theo nhiều chuyên gia, công tác bảo tồn phải ghi nhận đúng quá trình và giá trị khởi nguồn của di sản. Bởi đây là sự thừa nhận và tôn vinh từ cộng đồng, để một địa điểm, công trình được coi là di tích hay chỉ đơn thuần là công trình xây dựng. Nguyên tắc trùng tu do đó phải giữ được giá trị gốc, tránh “làm mới” hay “bê tông hóa” để những di tích trăm tuổi, ngàn tuổi không bị biến thành công trình... 1 tuổi. Việc thất truyền, mai một của nhiều làng nghề truyền thống có thể khiến kết quả trùng tu khó đạt 100% nguyên gốc, song sự khác biệt khi trùng tu vẫn phải theo chừng mực một tỷ lệ nhất định, để không làm mất hồn cốt di sản.

Tất cả các công trình sau khi trùng tu chỉ có thể tiệm cận cao nhất có thể với hiện trạng ban đầu, nên kết quả “rêu phong chưa bám, tường vôi chưa loang lổ” là chuyện đương nhiên. Do vậy, phản ứng thực tế của một bộ phận công chúng, đòi hỏi di sản sau khi trùng tu phải giữ được đường nét rêu phong, lớp sơn ngả màu… xem ra chưa hợp lý. Di sản cũng cần một khoảng thời gian để “kiểm chứng” xác đáng việc trùng tu thực sự chuẩn hay không.

Cuối cùng, việc trùng tu đôi khi nên cân nhắc, tập trung vào điểm chính ban đầu hay bao quát một quần thể lớn… Song hành với đó, công nghệ lưu trữ, thuyết minh, trình chiếu cũng là yếu tố cần thiết, đưa vào để nâng chất bảo tồn di sản. Qua đó, người xem khi đứng trước một công trình mới trùng tu có thể nắm bắt toàn bộ quá trình hình thành của di tích, xem lại hình ảnh - video về hiện trạng rêu phong theo năm tháng. Sự lưu trữ tích hợp công nghệ hiện đại này cũng được xem như là một hình thức “bảo hiểm” để trong trường hợp rủi ro, việc khôi phục, phục dựng di sản sẽ thuận lợi hơn do có lưu trữ chi tiết thiết kế, kết cấu, vật liệu của công trình.

Theo HỒNG DƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Không khoan nhượng với hàng giả

Không khoan nhượng với hàng giả

Chiến dịch chống hàng giả, hàng lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, quy mô chưa từng có, đã được Chính phủ phát động từ giữa tháng 5 (từ ngày 15-5 đến ngày 15-6), thu hút sự quan tâm của dư luận.

Để “bộ tứ trụ cột” thể chế thực sự là đòn bẩy phát triển đất nước

Để “bộ tứ trụ cột” thể chế thực sự là đòn bẩy phát triển đất nước

(GLO)- Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta có những buổi quán triệt, triển khai Nghị quyết của Đảng nhận được sự nhiệt tình hưởng ứng của người nghe như Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị diễn ra ngày 18-5 vừa qua.

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.