Đi lễ chùa Rằm tháng Giêng, tìm sự bình an, hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rằm tháng Giêng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Người xưa có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của ngày này.

z6310618341828-5ae254a8532f646a49d70eb538370099-1.jpg
Người dân đội sớ cầu an rằm Tháng Giêng tại chùa Bửu Quang. Ảnh: Đinh Yến

Vì vậy, việc đi chùa Rằm tháng Giêng không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt. Ngày Rằm tháng Giêng năm nay nhằm ngày 12-2, tại một số ngôi chùa nổi tiếng trên địa bàn TP. Pleiku và huyện Chư Păh như: Bửu Quang, Bửu Nghiêm, Bửu Hải, Bửu Minh, Minh Thành…, người dân và du khách náo nức đến lễ chùa. Nhiều người đi chùa ngoài để chiêm bái, cầu nguyện cho một năm mới an vui, sung túc và hạnh phúc còn để thưởng thức bữa cơm chay ngày Rằm tháng Giêng tại chùa mong cõi lòng được thanh tịnh.

z6310612636657-c89eaebd57732c6ac6e6a9d238188be6.jpg
Bà con phật tử, người dân thôn 2 (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) dùng bữa cơm chay tại chùa Bửu Quang. Ảnh: Đinh Yến

Có mặt tại Chùa Bửu Quang (đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) từ sáng sớm, bà Võ Thị Sảng (thôn 2, xã Nhin, huyện Chư Păh) đi cùng con dâu và chị em họ hàng đến làm công quả, lễ Phật tại chùa. Bà cho hay: Đây là năm thứ 10, Rằm tháng Giêng, chị em cùng bà đến chùa Bửu Quang đội sớ cầu an cho bản thân và gia đình. Vợ chồng bà sinh được 5 người con đều đã xây dựng gia đình. Chồng tuổi cao, bệnh tật đã qua đời 7 năm qua. Năm trước, ngày Rằm tháng Giêng các con thuê một chuyến xe về chùa Bửu Quang đội sớ cầu an. Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng đúng ngày làm việc nên bà nhờ cháu chở đi. “Đến chùa sớm làm công quả, sau đó đội sớ cầu an cho gia đình và các con. Đúng 12 giờ trưa ngày Rằm thưởng thức bữa cơm chay do Chùa Bửu Quang tổ chức. Ai trong lòng cũng vui và thấy cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp, bình an vô cùng”-bà Sảng bày tỏ.

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống, nhiều người dường như quên đi những phút giây lắng đọng của cõi lòng. Khi bước chân vào chùa, giữa không gian thanh tịnh, họ có cơ hội dừng lại, soi xét lòng mình, buông bỏ muộn phiền và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

z6310667623422-558f6ef2b975166657b5d6cb39fa3773.jpg
Đi chùa không chỉ là niềm tin tâm linh mà còn cầu bình an, hạnh phúc. Ảnh: Đinh Yến

Dù cách chùa hơn 10 km nhưng chị Nguyễn Thị Miền (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đã đến cửa thiền từ sớm. Chị cho hay: “Ngày Rằm tháng Giêng tôi dậy sớm làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên. Sau đó, tôi đi chùa để cầu may mắn, bình an. Tôi cầu bình an cho gia đình, sức khỏe cho con cháu, rồi phát lộc đầu năm. Đi chùa không chỉ là niềm tin tâm linh mà còn là dịp để gặp gỡ, trò chuyện, vui vầy bên nhau”.

Còn với chị Nguyễn Thị Dương (hẻm đường Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) thì năm nào cũng được chồng chở bằng xe máy lên chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) để đội sớ cầu an cho gia đình một năm may mắn, tài, lộc. Chị Dương bộc bạch: “Dù bận rộn với công việc thì đến ngày rằm tháng Giêng, tôi đều sắp xếp thời gian để đến chùa cầu an. Chùa không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là dịp để nhìn lại bản thân, sống chậm lại và trân quý những giá trị của cuộc sống”.

Nói về ý nghĩa lễ chùa rằm tháng Giêng, Thượng tọa Thích Đồng Lạc-Trụ trì chùa Bửu Quang (phường Hội Phú, TP. Pleiku) cho rằng: Ngày Rằm tháng Giêng còn gắn với truyền thuyết về Thiên Quan-vị thần ban phước, được cho là giáng trần vào đúng Rằm tháng Giêng. Khi du nhập vào Việt Nam, Rằm tháng Giêng nhanh chóng trở thành một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm, đặc biệt trong Phật giáo. Vào ngày này, các gia đình thường đến chùa lễ Phật, tụng kinh, cầu an để mong một năm mới thuận lợi, suôn sẻ, vạn sự hanh thông. Đây không chỉ là dịp để con người bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là cơ hội để hướng tâm về điều thiện lành, tu dưỡng đạo đức.

Người xưa có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, thể hiện vị trí đặc biệt của ngày này trong đời sống tâm linh. Không chỉ là dịp để cúng bái tổ tiên, đây còn là thời khắc con người hướng về Phật pháp, tu tâm dưỡng tính, sống thiện lành.

“Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm, khi nhiều người tìm đến chùa để dâng hương, cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, không chỉ để bày tỏ lòng thành kính mà còn là không gian để mỗi người chiêm nghiệm về cuộc sống, hướng thiện và tìm sự an yên trong tâm hồn”- Thượng tọa Thích Đồng Lạc-Trụ trì chùa Bửu Quang cho hay.

z6310720722086-cc11e972b142485fe9bd01058df7c910.jpg
Chùa là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, không chỉ để bày tỏ lòng thành kính mà còn là không gian để mỗi người chiêm nghiệm về cuộc sống, hướng thiện và tìm sự an yên trong tâm hồn. Ảnh: Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.