Nẻo về nguồn cội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với 74 lễ hội được duy trì tổ chức, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở các buôn làng trên cao nguyên Đắk Lắk càng thêm thắm thiết, nồng nàn.

Cộng đồng các dân tộc nơi đây có được không gian kết nối, trao truyền các giá trị văn hóa. Miên man với các sinh hoạt cộng đồng tưng bừng, độc đáo trong lễ hội cũng là lối để tìm về nguồn cội.

49 dân tộc chọn Đắk Lắk làm nơi sinh cơ, lập nghiệp. Cuộc sống đủ đầy, mỗi lễ hội truyền thống của dân tộc được tổ chức quy mô hơn nhưng vẫn giữ nét nguyên bản, như một nẻo tìm về với nguồn cội, tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Còn với thế hệ trẻ được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này, lễ hội như một miền ký ức đẹp đẽ, nguồn cảm hứng bất tận để hình thành nên tinh thần tích cực, hướng về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mỗi người tìm về lễ hội với những cách cảm khác nhau, song vẫn gắn bó đậm sâu thông qua hoạt động chung của cộng đồng, cộng cảm và cố kết trong không gian thấm đượm ân tình.

neo-ve-nguon-coidd.jpg
Biểu diễn văn nghệ truyền thống tại Lễ hội mừng cơm mới ở xã Ea Hồ (huyện Krông Năng).

Như ở buôn M’Ngoan (xã Ea Hồ, huyện Krông Năng), lễ hội mừng cơm mới của người Êđê là một điểm nhấn khắc họa đời sống tinh thần, đưa họ trở về với truyền thống, giá trị đặc trưng riêng có trong bản sắc tộc người. Sau mùa thu hoạch lúa cuối cùng trong năm, dân làng mở hội để vui mừng chung hưởng thành quả của một chu kỳ sản xuất chính của năm.

Có tham dự lễ hội mới cảm nhận rõ sự tinh tế như “trật tự” đã có sẵn mà không cần thỏa thuận từ trước của dân làng, họ cùng nhau góp công, góp “của” để mở hội. Lễ vật dâng cúng, mở hội là những sản vật sẵn có của nhà nông, đơn giản nhưng chứa đựng lòng thành và sự tôn kính với các vị thần linh, tổ tiên. Đàn ông trong buôn đảm nhận công việc nặng nhọc: chặt tre, đốn củi, dựng cây nêu; phụ nữ lo dọn dẹp ngõ xóm buôn làng sạch sẽ, chuẩn bị những bộ trang phục, nấu món ăn truyền thống của dân tộc mình; lớp trẻ trong buôn tất bật chuẩn bị các tiết mục văn nghệ… Để có “vật chất” chung vui ngày hội, dân làng ai có gì góp nấy, nhà chung vui bằng ché rượu cần, người mang đến lễ hội con gà, gùi gạo mới vừa gặt trên nương, có nhà thì góp bó rau rừng, quả bí…

Nếu phần lễ thiêng liêng, huyền bí với các nghi thức “tế lễ”, thì phần hội lại có sức hấp dẫn riêng khi hòa vào không khí náo nhiệt của các trò chơi dân gian, các hội thi kéo co, thi ẩm thực, dân vũ… bao trùm lên đó là không khí vui tươi, phấn khởi. Bà H’Rô Ma Mlô, Bí thư Đảng ủy xã Ea Hồ cho biết, địa phương có 19 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 68% dân số. Trước dòng chảy của thời gian nhưng nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống vẫn được bà con các dân tộc nơi đây lưu giữ như: lễ mừng cơm mới, cúng bến nước, cúng sức khỏe. Xã cũng nỗ lực hỗ trợ, định hướng để người dân tổ chức lễ hội gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo nên không khí sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tri thức dân gian trong cộng đồng.

2neove.jpg
Người dân hào hứng tham gia phần hội tại lễ mừng cơm mới của đồng bào Thái ở xã Ea Kuếh (huyện Cư M'gar).

Còn buôn H’ring (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar), lễ hội mừng lúa mới diễn ra vào ngày 1/1 hằng năm không khác gì ngày tết đúng nghĩa với đồng bào Xê Đăng như một phần tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống người dân. Đây là một trong 14 lễ hội dân gian truyền thống được khôi phục tổ chức trên địa bàn huyện. Trong đó, có nhiều lễ hội được duy trì thường xuyên như: lễ cầu mưa, cúng lúa mới, lễ hội lồng tồng...

Qua nhiều năm tổ chức, các lễ hội đã đi vào miền ký ức đẹp đẽ của người dân, để họ hiểu hơn về bản sắc văn hóa, thỏa sức sáng tạo nghệ thuật và gia tăng ý thức trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, dân tộc. Mỗi năm, việc tổ chức lễ hội lớn hay nhỏ tùy thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của dân làng. Nhưng đặc biệt, tiếng cồng chiêng, điệu múa, vòng xoang thì không thể thiếu. Cồng chiêng như phương tiện đặc biệt để con người giao tế với thần linh, giao hòa với đất trời và cộng đồng. Người Tây Nguyên rất yêu âm nhạc, thích hát ca. Vì thế, trong không gian huyền bí của lễ hội, âm thanh của cồng chiêng nhịp nhàng hòa lẫn tiếng cười rộn rã, dân làng, du khách cùng tổ chức lễ tạ ơn, rồi vui hội, ăn uống, hát hò, nhảy múa, xoay theo vòng xoang cho đến khi tàn cuộc. Năm nào có đông khách cùng dự hội, cùng ăn chung lễ được xem là niềm vinh dự. Đây cũng là dịp để khắc sâu thêm tình yêu với buôn làng, quê hương.

Các tộc người Tây Nguyên có lối sống cố kết cộng đồng rất bền vững. Nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc của lễ hội càng có dịp lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh đoàn kết của dòng tộc và buôn làng.

Theo Đỗ Lan (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.