Số hóa để “hồi sinh” di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tìm hiểu cách số hóa giúp bảo vệ và phục dựng di sản, tránh mất mát vĩnh viễn những giá trị lịch sử.

Vụ cháy tại chùa Làng Vẽ, khoảng 300 năm tuổi ở Bắc Giang vào rạng sáng 10-2, đã thiêu rụi hoàn toàn tòa Tam Bảo với diện tích 263m2 cùng nhiều hiện vật quý như 25 pho tượng, 8 bức hoành phi, 5 đôi câu đối và một số hạng mục khác như cửa võng, hương án... Mất mát này không chỉ là tổn thất về kiến trúc mà còn là sự biến mất vĩnh viễn của những di vật lịch sử.

sohoa.jpg

Đáng lo ngại hơn, đây không phải là trường hợp đơn lẻ, khi những năm gần đây, nhiều vụ cháy di tích đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Tháng 10-2024, vụ cháy chùa Phổ Quang hơn 800 năm tuổi tại Phú Thọ, đã thiêu rụi hoàn toàn tòa Tam Bảo, làm thiệt hại hơn 25 tỷ đồng và gây hư hại bệ đá hoa sen - bảo vật quốc gia.

Tháng 1-2025, một đám cháy lớn tại khu vực núi Phật Tích (Bắc Ninh) đe dọa nghiêm trọng chùa Phật Tích. May mắn là ngọn lửa được kịp thời khống chế, nhưng sự cố này một lần nữa cho thấy nguy cơ cháy nổ tại các khu di tích là rất lớn. Điều đáng lo, hầu hết các vụ cháy di tích đều do những nguyên nhân có thể phòng tránh: hệ thống điện xuống cấp, thắp hương thờ cúng thiếu kiểm soát, thiếu hệ thống báo cháy và phương án chữa cháy phù hợp với công trình gỗ. Những hạn chế trong công tác bảo vệ di sản, từ ý thức cộng đồng đến sự chậm trễ của một số cơ quan chức năng, đang khiến các di tích trở thành “ngọn đuốc” chỉ chờ bén lửa.

Câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để bảo vệ di sản khỏi những rủi ro khó lường? Phòng cháy chữa cháy là giải pháp quan trọng, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ. Điều cần thiết hơn ở đây chính là kết hợp công nghệ số hóa để vừa bảo vệ, vừa hỗ trợ phục dựng di tích trong trường hợp xấu nhất. Trong vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 15-4-2019, cả thế giới bàng hoàng khi chứng kiến biểu tượng văn hóa của nước Pháp chìm trong biển lửa.

Những tưởng việc phục dựng sẽ khó khăn, nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra nhờ công nghệ số hóa 3D. Chưa kể, trước đó, một công ty bảo tồn đã thực hiện 150 bản quét laser scan khung sườn nhà thờ, giúp lưu giữ mọi chi tiết kiến trúc với độ chính xác đến từng milimét. Ngoài ra, một trò chơi điện tử nhằm tái hiện chân thực công trình đã số hóa chi tiết toàn bộ kiến trúc, vô tình góp phần vào quá trình phục dựng. Bài học này cho thấy số hóa không chỉ là công cụ lưu trữ dữ liệu mà còn là phương tiện bảo vệ, khôi phục di sản hiệu quả. Nếu di tích lịch sử được số hóa chi tiết, chúng ta sẽ có cơ hội phục dựng chính xác thay vì đối diện với nguy cơ mất mát vĩnh viễn.

Thực tế ở Việt Nam, công tác số hóa di sản đã được triển khai nhưng chưa thực sự chuyên sâu. Đa phần mới chỉ dừng ở việc lưu trữ tư liệu, hình ảnh, mà chưa có các bản quét chi tiết phục vụ công tác phục dựng. Dù Chính phủ đã có chương trình số hóa di sản giai đoạn 2021-2030, nhưng việc thực hiện còn hạn chế do thiếu nhân lực chuyên môn, kinh phí và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Điều quan trọng là phải nhận thức rằng, số hóa không chỉ là việc “chụp lại” di tích mà cần tiến xa hơn: xây dựng mô hình 3D chi tiết, lưu giữ thông tin kiến trúc, vật liệu, đặc điểm văn hóa của từng di tích. Nên có sự chung tay của các cơ quan quản lý, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp và cộng đồng để quá trình số hóa được thực hiện bài bản, có chiều sâu.

Các chuyên gia di sản từng nhận định: nhiều thứ mất đi có thể làm lại, nhưng riêng di tích bị phá hủy thì không thể khôi phục nguyên trạng. Những giá trị làm nên di tích không chỉ nằm ở kiến trúc vật lý mà còn là sự kết tinh của thời gian, văn hóa và lịch sử. Nếu chỉ phục dựng sau khi cháy, đó sẽ là một công trình mới, không còn mang giá trị nguyên bản. Nếu không hành động ngay hôm nay, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến thêm nhiều di sản quý giá biến mất trong tiếc nuối.

Số hóa không chỉ giúp lưu giữ ký ức lịch sử mà còn đảm bảo rằng, nếu một di tích bị tổn hại, chúng ta vẫn có thể khôi phục gần như nguyên trạng. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp duy nhất. Bên cạnh số hóa, nên đẩy mạnh việc xây dựng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy riêng cho di tích, ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm, nâng cao ý thức bảo vệ di sản trong cộng đồng. Nếu chúng ta không hành động từ bây giờ, sẽ đến một ngày những di sản văn hóa chỉ còn lại trên màn hình máy tính, thay vì tồn tại giữa đời thực như một phần không thể thiếu của lịch sử dân tộc.

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.