Công nhận lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý là di sản quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 7-2, tại xã biển Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý.

Lễ hội này đã hình thành gần 200 năm, được ngư dân gìn giữ, đến nay trở thành lễ hội chung đối với người dân, du khách trong tỉnh Bình Định và cả nước.

Các đoàn nghệ thuật truyền thống Bình Định thực hiện các vở diễn, tiết mục nghệ thuật tại lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý
Các đoàn nghệ thuật truyền thống Bình Định thực hiện các vở diễn, tiết mục nghệ thuật tại lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý

Theo sử liệu, năm 1815, người Việt từ phía Bắc thành lập Trường Lăng (lăng thờ cá ông) đầu tiên ở Quy Nhơn, nay thuộc thôn Lý Hòa, xã Nhơn Lý. Đến năm 1839, làng Xương Lý được thành lập, đã chọn vị trí linh thiêng nhất ở cửa biển để tái thiết, xây dựng lăng ông Nam Hải Xương Lý dưới triền núi. Từ đây, lễ hội cầu ngư từ Trường Lăng được tổ chức để nghinh thần về lăng ông Xương Lý.

Lễ hội hướng đến linh vật chủ đạo cá voi (cá ông) lồng ghép nhiều tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và mô phỏng nghi thức sinh hoạt ngành nghề đặc sắc của ngư dân gửi gắm, cầu nguyện biển khơi mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang tàu.

Ngày nay, làng biển Nhơn Lý đã nâng cấp lễ hội, hình thành 2 bản vạn cổ truyền, xây dựng lăng ông Nam Hải khang trang hơn để truyền đời thực hành lễ hội vào 3 ngày: 9, 10, 11 tháng Giêng hàng năm. Tại lễ hội, người dân và du khách còn được thưởng thức nhiều nghi thức văn hóa làng biển, nghe hát bội, xem hội bài chòi và hội chọi gà dân gian…

Theo NGỌC OAI (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.