Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Dưới mái nhà Gươl, già làng Bùi Văn Siêng (Alăng Siêng, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, Hòa Vang) đang lắng nghe hậu bối ngân nga câu hát lý.

Ngoài sân, đám trẻ con thay nhau kéo co, nhảy bao bố,… Trong nhà, các chị, các mẹ người Cơ Tu đang soạn mâm cơm đặc trưng của dân tộc để đãi khách. Ngày hội Văn hóa – Thể thao người Cơ Tu hôm nay vui đến lạ.

Ngày hội Văn hóa - Thể thao người Cơ Tu là dịp để người dân, du khách trải nghiệm muôn vàn nét đặc sắc của người đồng bào dân tộc
Ngày hội Văn hóa - Thể thao người Cơ Tu là dịp để người dân, du khách trải nghiệm muôn vàn nét đặc sắc của người đồng bào dân tộc

Cơm rừng, rượu trời

Hôm nay là ngày hội nên phụ nữ thôn Giàn Bí hẹn nhau từ sớm. Mỗi người một tay. Người bắt ốc, người bắt cá, người nhóm lửa nấu cơm để cùng tạo nên một bàn tiệc tinh tươm toàn là các món đặc trưng như ốc đá, cơm lam, cá niên, bánh sừng trâu, lá sắn xào, rau dớn, bắp nướng, thịt nướng, canh môn nấu ếch... để đãi khách.

Theo tư liệu của phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hòa Vang, cách nấu ăn truyền thống của người Cơ Tu giống nhiều cộng đồng dân tộc miền núi dọc dãy Trường Sơn. Dù vậy, người Cơ Tu lại khéo léo trong chuyện nấu nướng, đơn cử như thịt heo có gần chục cách chế biến.

Mâm cơm rừng thịnh soạn được bày lên đãi khách
Mâm cơm rừng thịnh soạn được bày lên đãi khách
Không thể thiếu ché rượu cần trong mâm cỗ của người Cơ Tu
Không thể thiếu ché rượu cần trong mâm cỗ của người Cơ Tu

Ngoài ra, món đồ chấm cũng lắm công phu, thông dụng nhất có muối sống đâm nhuyễn với ớt và tiêu rừng, có khi giã thêm lá rang-rây có mùi giống cua nướng hay đậu cô-ve để có hương vị lạ. Thời kỳ làng bản xa xôi khó mua muối, người Cơ Tu lại đốt cỏ tranh lấy tro ăn thay vị mặn. Thực phẩm thường được bà con đem phơi khô rồi treo lên giàn bếp để dành ăn dần.

Trong khi đó, "rượu trời" có thể hiểu như các loại rượu mang hương vị từ núi rừng, như rượu cần (buôh) là thức uống ưa thích nhất của người Cơ Tu, rượu tà vạt (đoát), tr'đin (đủng đỉnh) và mây voi. Để có "rượu trời" cũng không hề dễ. Ví như việc lấy rượu từ cây tà vạt, tr'đin hay mây voi rất kỳ công và phải có nhiều kinh nghiệm. Khó nhất là lấy rượu từ cây mây voi bởi phải làm giàn giáo công phu để tránh bị gai đâm, lúc chế biến phải theo bí quyết riêng, nếu không vị rượu sẽ không đủ "độ".

Chính quyền xã Hòa Bắc cho hay, bên cạnh cảnh sắc đẹp mê đắm, một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch của địa phương chính là nét ẩm thực dân tộc đặc sắc, gần như riêng có tại đây. Do vậy, thời gian qua, huyện Hòa Vang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Du lịch và các đơn vị báo chí, truyền thông lan tỏa hình ảnh văn hóa du lịch Cơ tu, trong đó, đặc biệt chú trọng nội dung ẩm thực.

Đưa tung tung da dá vào trường học

Bản thân người Cơ tu - những người trực tiếp tham gia vào bức tranh du lịch được thành hình trên nền tảng của dân tộc mình, đang dần trở thành những hướng dẫn viên, những đầu bếp, lễ tân… theo hướng chuyên nghiệp hơn. Từ năm 2023, với chủ trương của huyện, họ được đào tạo, nâng cao năng lực làm du lịch cộng đồng.

Hòa Bắc mê đắm du khách không chỉ bằng phong cảnh, mà còn bằng những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc vốn có
Hòa Bắc mê đắm du khách không chỉ bằng phong cảnh, mà còn bằng những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc vốn có

Không chỉ gìn giữ nét văn hóa ẩm thực đặc sắc như cơm rừng, rượu trời, người Cơ Tu hôm nay còn đặc biệt chú trọng đến sự tồn tại, phát triển của hát lý – nói lý, cũng như điệu nhảy dâng trời tung tung da dá.

Dù vậy, trưởng thôn Tà Lang Đinh Văn Hin lại cho rằng cái khó nhất của hát lý - nói lý đó là không có mẫu số chung để học, bởi phụ thuộc rất nhiều vào độ linh hoạt, ứng khẩu của những người đối đáp. Như anh dù cố gắng cũng chỉ mới như "trẻ bập bẹ biết nói".

Để giữ ngọn lửa văn hóa không mai một, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) đã vận động, hỗ trợ các già làng ghi chép lại những câu hát và phiên âm sang tiếng Việt. Các bản ghi sẽ được sưu tầm, lưu trữ và truyền dạy. Cùng với đó, Lớp học hát lý truyền thống do UBND xã Hòa Bắc tổ chức vẫn tiếp tục được duy trì bởi hai già làng Bùi Văn Siêng và Đinh Hồng Khanh, hướng đến tương lai thành lập một CLB hát lý – nói lý của Tà Lang – Giàn Bí.

Điệu múa tung tung da dá được đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học ở Hòa Vang
Điệu múa tung tung da dá được đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học ở Hòa Vang
Trẻ em người Cơ Tu được các bậc lão niên dìu dắt, truyền lại ngọn lửa văn hóa lâu đời của dân tộc
Trẻ em người Cơ Tu được các bậc lão niên dìu dắt, truyền lại ngọn lửa văn hóa lâu đời của dân tộc

Ngoài ra , điệu múa dâng trời tung tung da dá của đồng bào Cơ Tu cũng được đưa vào trường học, dần bén duyên với thế hệ tương lai của thành phố. Đơn cử, vào ngày 10-10-2024 vừa qua, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hòa Vang tổ chức khai giảng lớp truyền dạy biểu diễn trống chiêng và điệu múa Tung tung da dá cho học sinh Cơ tu ở thôn Phú Túc (xã Hòa Phú).

Theo đó, trong thời gian 2 tháng, gần 30 học sinh Cơ Tu lớp 4 và lớp 5 của Trường Tiểu học Hòa Phú (điểm trường thôn Phú Túc) sẽ được các nghệ nhân của thôn Phú Túc truyền dạy kỹ năng về đánh trống, chiêng và điệu múa truyền thống tung tung da dá.

Qua đó nhằm khơi nguồn ý thức tự hào về văn hóa truyền thống, tạo cho các em niềm hứng khởi, đồng thời còn giúp học sinh nhận ra những giá trị to lớn của môn nghệ thuật này, mà từ đó giúp các em biết trân trọng, yêu quý, lưu giữ điệu hồn truyền thống của đồng bào mình.

Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang, huyện là địa bàn đầu tiên tại Đà Nẵng thực hiện thí điểm đưa dân ca vào trường học, đến nay huyện đã có 100% câu lạc bộ dân ca trong các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn.

Theo Hải Định (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.