Áo dài và ẩm thực Việt - nét đẹp văn hóa kết nối truyền thống và hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 200 khách mời là những người Mỹ gốc Việt và các bạn bè Mỹ đều cảm thấy rất hứng thú với các phần trình bày về thời trang áo dài và những món ngon đặc trưng của Việt Nam.

Ngày 15/2, tại Thư viện Martin Lurther King, ở trung tâm thủ đô Washington, Mỹ, Vietnam Society - một tổ chức phi lợi nhuận về văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức chương trình Tết Việt với chủ đề về Thời trang và ẩm thực.

Diễn giả tham gia chương trình là nhà văn, chuyên gia ẩm thực Monique Trương, nhà thiết kế thời trang Thái Nguyễn, đầu bếp nổi tiếng Kenny Thái và Giáo sư Nghiên cứu Chủng tộc và Giới tính trường Đại học Mỹ Annita Mannur.

Tại sự kiện, hơn 200 khách mời là những người Mỹ gốc Việt và các bạn bè Mỹ đều cảm thấy rất hứng thú với các phần trình bày về thời trang, ẩm thực và phần giới thiệu cuốn sách “Mai’s áo dài” do Nhà văn Monique Truong và nhà thiết kế Thái Nguyễn đồng tác giả.

Theo chị Erin Phương, người sáng lập Vietnam Society, sở dĩ Vietnam Society chọn thời trang và ẩm thực cho sự kiện lần này là do những cái tên như Monique Trương, Thai Nguyen hay Kevin Tiến đều rất nổi bật và thành công trong lĩnh vực của họ. Vietnam Society muốn thông qua những thành công trong những lĩnh vực mà họ đang theo đuổi để nâng cao hơn nữa hiểu biết của những người Việt trẻ sinh ra tại Mỹ cũng như bạn bè Mỹ về nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Nhà thiết kế Thái Nguyễn chia sẻ ý tưởng và tựa đề của cuốn sách “Mai’s áo dài” đơn giản là “áo dài của tôi," anh chia sẻ câu chuyện đưa mình trở thành nhà thiết kế áo dài với phong cách thiết kế xuyên suốt là hướng về phía trước và áo dài là dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể mặc được áo dài mà không phân biệt giới tính, vóc dáng hay màu da...

Quả thật những thiết kế áo dài dành cho nam và nữ mà nhà thiết kế Thái Nguyễn giới thiệu tại sự kiện đã toát lên phong cách đó.

Nhà thiết kế Thái Nguyễn tập trung làm nổi bật nét đẹp truyền thống của áo dài 3 miền Bắc, Trung, Nam. Những chất liệu được anh lựa chọn đều là gấm vóc lụa là tôn lên vẻ quý phái, sang trọng của áo dài Việt.

Các chi tiết đặc trưng của áo tứ thân miền Bắc, áo ngũ thân miền Trung, áo bà ba miền Nam, được nhà thiết kế Thái Nguyễn, khéo léo cách điệu trong những mẫu áo dài của mình.

Những mẫu áo dài dành cho cả nam và nữ, do Thái Nguyễn thiết kế, vừa thể hiện nét đẹp truyền thống, vừa mang hơi hướng của nét đẹp hiện đại và sang trọng.

Với đầu bếp tài năng Kevin Tiến, tham gia sự kiện này không chỉ là cơ hội để anh giới thiệu những món ăn truyền thống trong ngày Tết Việt, mà còn là dịp quảng bá văn hóa ẩm thực với những món ngon đặc trưng của Việt Nam với bạn bè quốc tế ở thủ đô Washington.

Những sự kiện do Vietnam Society tổ chức không chỉ gắn kết cội nguồn quê hương cho hàng triệu người Việt đang sinh sống tại Mỹ mà còn mang đến cho những người bạn Mỹ cơ hội kết nối với một Việt Nam giàu bản sắc truyền thống và nét đẹp đương đại.

Theo Kiều Trang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.