(GLO)- Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác nhận kỷ lục đối với chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất Việt Nam diễn ra tại tỉnh Gia Lai.
(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
(GLO)- Tối 9-11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.
(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.
(GLO)- Trong vai trò người “giữ lửa”, thời gian qua, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng buôn Ama Djơng (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) luôn miệt mài luyện tập và tích cực tham gia nhiều sự kiện văn hóa.
(GLO)- Âm thanh đầy mê hoặc của cồng chiêng đã và đang được những thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh cùng nhau nối tiếp gìn giữ. Ngọn lửa tình yêu với âm nhạc truyền thống đã được truyền vào họ qua những nghệ nhân đầy tâm huyết.
(GLO)- Có lẽ, không khó để cảm nhận cái hay của trưng trong không gian vốn thuộc về nó nơi rừng núi, suối đồi hay cả giữa một dàn nhạc giao hưởng hoành tráng.
(GLO)- Đã thành lệ, trong thành phần của một đội cồng chiêng ở Tây Nguyên, ngoài chiêng và xoang thường có sự xuất hiện của các pram (nghệ nhân hóa trang) và pơtual (múa hề). Đây được xem là những “bậc thầy” hóa trang tại các lễ hội của cộng đồng.
(GLO)- Không khí chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai 2023 đang rộn ràng tại khắp các buôn làng. Cộng đồng Bahnar, Jrai đều mong muốn góp sắc màu văn hóa trong ngày hội tôn vinh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
(GLO)- Sáng 18-11, UBND xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thi cồng chiêng lần thứ 3-năm 2022. Hội thi thu hút gần 200 nghệ nhân, diễn viên của các thôn, làng tham gia.
(GLO)- Việc UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là một hành động vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, về cơ bản, những giá trị một đi không trở lại của cồng chiêng khu vực này còn hay mất vẫn phụ thuộc vào chủ nhân của di sản ấy. Chủ nhân ở đây được hiểu là chính quyền các tỉnh Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc bản địa sở hữu và sống trong không gian văn hóa cồng chiêng của mình.
(GLO)- Trong văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đa thần của đồng bào Tây Nguyên thì cồng chiêng không phải là nhạc cụ đơn thuần mà chứa đựng yếu tố tâm linh, tức là có linh hồn, cần được bảo vệ và tôn trọng.
“Thực hiện bộ phim tài liệu âm nhạc Once Upon a Bridge in Vietnam (Ngày xửa ngày xưa ở Việt Nam) là hành trình tôi tìm thấy chính mình, hiểu thêm cội nguồn. Tôi dành tặng bộ phim đầu tay này cho Việt Nam, quê hương của bà nội tôi. Mãi đến giờ, tôi mới tin rằng việc tìm lại quê hương qua âm nhạc cổ điển đang từng ngày thay đổi cuộc đời tôi nhiều thế nào“, đạo diễn François Bibonne (25 tuổi, quốc tịch Pháp) cho hay.
Trung tuần tháng 4-2021, tại tỉnh Kon Tum, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý Di sản văn hóa phi vật thể Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong 5 năm qua. Tại hội nghị đã có nhiều ý kiến bày tỏ những suy tư, trăn trở đáng trân trọng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tiêu biểu này.
(GLO)- Thông qua nhiều giải đấu cấp quốc gia ở môn bóng đá, bóng chuyền, võ thuật… được tỉnh đăng cai tổ chức, hình ảnh văn hóa, con người, vùng đất Gia Lai đã có cơ hội đi xa hơn, định vị rõ hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Trải qua 15 năm sau khi được UNESCO công nhận, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên.
(GLO)-Ngày nay, làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) được rất nhiều người biết đến nhờ sở hữu cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2018.