Những “bậc thầy” hóa trang ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã thành lệ, trong thành phần của một đội cồng chiêng ở Tây Nguyên, ngoài chiêng và xoang thường có sự xuất hiện của các pram (nghệ nhân hóa trang) và pơtual (múa hề). Đây được xem là những “bậc thầy” hóa trang tại các lễ hội của cộng đồng.

Các nhân vật này có hình dáng hết sức “độc, lạ” sau khi hóa trang với lá khô, rơm rạ, bùn đất, mặt nạ gỗ hay dùng màu, than tô vẽ khuôn mặt.

Xưa kia, sinh sống trong không gian làng rừng nên đồng bào Tây Nguyên cải dạng với chủ ý dọa dẫm, xua đuổi thú dữ. Ngày nay, cuộc sống thay đổi, các pram và pơtual biến cải thành những nhân vật khuấy động không khí, gây cười, thu hút sự chú ý của đám đông tại các lễ hội. Họ có thể là trẻ con, thanh niên có khiếu diễn tấu, thậm chí là phụ nữ. Nhiều người còn giao lưu, chòng ghẹo khán giả xung quanh khiến ai cũng thích thú.

Những "bậc thầy" hóa trang trong các lễ hội. Thực hiện: Phương Duyên

Dưới đây là một số hình ảnh sinh động về những màn hóa trang tài tình của các nghệ nhân Tây Nguyên.

Lá khô, mặt nạ gỗ được một nghệ nhân sử dụng để hóa trang. Ảnh: Phương Duyên

Lá khô, mặt nạ gỗ được một nghệ nhân sử dụng để hóa trang. Ảnh: Phương Duyên

Xưa kia, đồng bào Tây Nguyên cải dạng với chủ ý dọa dẫm, xua đuổi thú dữ. Ảnh: Phương Duyên

Xưa kia, đồng bào Tây Nguyên cải dạng với chủ ý dọa dẫm, xua đuổi thú dữ. Ảnh: Phương Duyên

Ngày nay, các pram là nhân vật không thể thiếu trong "biên chế" của đội cồng chiêng một số địa phương. Ảnh: Phương Duyên

Ngày nay, các pram là nhân vật không thể thiếu trong "biên chế" của đội cồng chiêng một số địa phương. Ảnh: Phương Duyên

Sự xuất hiện của pram tạo không khí sôi động, cuốn hút cho lễ hội. Ảnh: Phương Duyên
Sự xuất hiện của pram tạo không khí sôi động, cuốn hút cho lễ hội. Ảnh: Phương Duyên
Pram xuống phố. Ảnh: Phương Duyên

Pram xuống phố. Ảnh: Phương Duyên

Pram đi trước, cồng chiêng theo sau. Ảnh: Phương Duyên

Pram đi trước, cồng chiêng theo sau. Ảnh: Phương Duyên

2 pơtual nhỏ tuổi, ngộ nghĩnh hóa trang bằng bùn đất. Ảnh: Phương Duyên

2 pơtual nhỏ tuổi, ngộ nghĩnh hóa trang bằng bùn đất. Ảnh: Phương Duyên

Một nữ pơtual với biểu cảm gây cười khiến khán giả thích thú. Ảnh: Phương Duyên
Một nữ pơtual với biểu cảm gây cười khiến khán giả thích thú. Ảnh: Phương Duyên
Không khí lễ hội được khuấy động nhờ sự góp vui của pơtual. Ảnh: Phương Duyên
Không khí lễ hội được khuấy động nhờ sự góp vui của pơtual. Ảnh: Phương Duyên
2 thế hệ pơtual trong một đội cồng chiêng-một hình ảnh đẹp về sự tiếp nối bản sắc. Ảnh: Phương Duyên

2 thế hệ pơtual trong một đội cồng chiêng-một hình ảnh đẹp về sự tiếp nối bản sắc. Ảnh: Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Lễ cúng Yạ Pôm bên bờ sông Ba

Lễ cúng Yạ Pôm bên bờ sông Ba

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yạ Pôm của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.