Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Những điều trăn trở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung tuần tháng 4-2021, tại tỉnh Kon Tum, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý Di sản văn hóa phi vật thể Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong 5 năm qua. Tại hội nghị đã có nhiều ý kiến bày tỏ những suy tư, trăn trở đáng trân trọng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tiêu biểu này.

Trong thời gian qua, 5 tỉnh Tây Nguyên đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác quản lý, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Tình trạng “chảy máu" cồng chiêng đã cơ bản được ngăn chặn; nhiều nghi thức, nghi lễ gắn với văn hóa cồng chiêng đã được phục dựng và có mặt ở nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cồng chiêng Tây Nguyên đã vang lên ở nhiều nước trên thế giới và trở thành một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút ngày càng nhiều du khách, nhất là khách quốc tế đến tìm hiểu, thưởng thức và trải nghiệm, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

 

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng qua các lễ hội cộng đồng. Ảnh: Đặng Bá Tiến
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng qua các lễ hội cộng đồng. Ảnh: Đặng Bá Tiến



Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa cồng chiêng ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung hiện phải chịu sự tác động rất lớn từ nhiều yếu tố không thuận lợi khác nhau khiến hầu hết các tỉnh trong khu vực gặp một số khó khăn nhất định. Đó là không gian diễn xướng bị thu hẹp, mai một; chính sách, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ cho các nghệ nhân nói chung, nghệ nhân cồng chiêng nói riêng chưa thỏa đáng và kịp thời; công tác quản lý, phối hợp bảo vệ cồng chiêng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, trình trạng trộm cắp, hủy hoại cồng chiêng vẫn còn diễn ra ở một vài địa phương. Kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, có những nội dung đề ra nhưng chưa thực hiện được do hạn hẹp về kinh phí. Điều đáng lưu tâm hơn là, dù là chủ nhân của Di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhưng tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng vẫn chưa có nghệ nhân nào biết đúc chiêng, chưa có một cơ sở đúc chiêng, số lượng bộ cồng chiêng hiện có của 5 tỉnh Tây Nguyên đều là do mua bán, trao đổi ở các địa phương khác.

Đã có nhiều ý kiến, tham luận, bài viết đề cập đến các nội dung liên quan nói trên tại hội nghị lần này - và người viết với tư cách là nhà quản lý văn hóa xin đưa ra ba ý kiến sau đây nhằm triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có hiệu quả và thực chất hơn trong thời gian tới.

 


Qua hai đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (Văn hóa phi vật thể, trong đó có văn hóa cồng chiêng) vào năm 2015 và 2019, tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã có 134 Nghệ nhân Ưu tú, 1 Nghệ nhân Nhân dân được Chủ tịch nước công nhận. Đã có gần 100 nghi lễ, lễ hội tiêu biểu liên quan đến diễn xướng cồng chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ được phục dựng và tái hiện, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Thứ nhất, đến nay chưa có một đề án tổng thể, quy hoạch văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thật bài bản, chiến lược. Qua báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa của các tỉnh đã vào cuộc nhưng chưa đồng bộ (về kinh phí, giải pháp thực hiện các đề án, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; cũng như chưa đồng loạt vào cuộc khảo sát, đánh giá một cách thực chất về thực trạng Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay). Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành Trung ương cần đứng ra đảm trách việc này với vai trò đầu mối và điều phối chặt chẽ, thường xuyên và thống nhất những vấn đề đã nêu; trong đó cần chú ý đến nhu cầu của cộng đồng đối với di sản mà họ đang sở hữu. Bởi trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay, không nhất thiết đòi hỏi Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phải quay trở lại như những gì trong quá khứ từng có, mà cần căn cứ vào thực tiễn cụ thể của mỗi địa phương để có những định hướng phù hợp, thiết thực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản này trước đời sống đương đại.

Thứ đến, trong 15 năm qua, các tỉnh Tây Nguyên mới tổ chức được 5 kỳ Festival Văn hóa cồng chiêng vào các năm 2007, 2017 (tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); năm 2009, 2018 (tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) và năm 2015 (tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Có thể nhận thấy các kỳ festival này chưa được định hướng thống nhất, chưa có định kỳ, còn đơn lẻ và tùy thuộc vào điều kiện của mỗi địa phương. Việc này rất cần sự chỉ đạo chính thức từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để khắc phục, hoàn thiện hơn trong công tác giới thiệu, quảng bá di sản đến với công chúng trong nước và quốc tế.


 

Diễn xướng cồng chiêng tại một lễ hội được tổ chức ở huyện Buôn Đôn. Ảnh: Hoàng Gia
Diễn xướng cồng chiêng tại một lễ hội được tổ chức ở huyện Buôn Đôn. Ảnh: Hoàng Gia



Cuối cùng là phải tạo nên động lực mới để tiếp tục thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên. Động lực ấy chính là vận dụng linh hoạt và đa dạng hình thức “tiếp sức” cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện diện sinh động trong đời sống cộng đồng, xã hội bằng nhiều nguồn lực khác nhau từ Trung ương đến địa phương. Thiết nghĩ, Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ là cơ hội không thể tốt hơn giúp các tỉnh Tây Nguyên tận dụng để tạo “cú hích” cho văn hóa cồng chiêng ở đây phát triển trong thời gian tới.
 

ZĐẶNG GIA DUẨN
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ðắk Lắk
(Dẫn nguồn baodaklak)

 


http://www.baodaklak.vn/channel/9803/202105/van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-nhung-dieu-tran-tro-5734776/

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.