Tìm về thanh âm nguồn cội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Thực hiện bộ phim tài liệu âm nhạc Once Upon a Bridge in Vietnam (Ngày xửa ngày xưa ở Việt Nam) là hành trình tôi tìm thấy chính mình, hiểu thêm cội nguồn. Tôi dành tặng bộ phim đầu tay này cho Việt Nam, quê hương của bà nội tôi. Mãi đến giờ, tôi mới tin rằng việc tìm lại quê hương qua âm nhạc cổ điển đang từng ngày thay đổi cuộc đời tôi nhiều thế nào”, đạo diễn François Bibonne (25 tuổi, quốc tịch Pháp) cho hay.   
 

 
 François Bibonne (bìa phải) trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu Once Upon a Bridge in Vietnam
François Bibonne (bìa phải) trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu Once Upon a Bridge in Vietnam


Xúc động khi đứng giữa quê hương

François Bibonne là người Pháp có dòng máu Việt, anh đến Việt Nam lần đầu vào năm 2018. Ngày François còn bé, hình ảnh Việt Nam xa xôi đã được bà nội của anh là Therese Nguyễn Thị Koan (quê Hải Phòng) kể lại với nhiều tình cảm. Gian bếp Việt nơi đất Pháp, những người bạn Việt từng ghé thăm nhà, những câu chuyện lịch sử, văn hóa và đặc biệt tiếng Việt… khiến François luôn tò mò. Hành trình tìm về quê hương bắt đầu khi bà François qua đời. Trái tim anh luôn mách bảo, phải về Việt Nam, tìm về cội nguồn của người bà quá cố, của chính mình. Từ việc chỉ đến Việt Nam trong vai du khách năm 2018, đầu năm 2020, anh trở lại Việt Nam trong 15 tháng liên tục để thực hiện bộ phim tài liệu đầu tiên. Từ đó, Once Upon a Bridge in Vietnam - câu chuyện về xứ sở đặc biệt được François kể lại thông qua ngôn ngữ âm nhạc, điện ảnh.

François bảo anh thực sự bị mê hoặc bởi Việt Nam, từ Hà Nội, TPHCM và các miền quê, những cánh đồng, rừng núi, con phố, sự bình yên, những cơn mưa nặng hạt… “Mọi thứ ở Việt Nam có thể bình thường với bạn nhưng đặc biệt với tôi. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn nói rằng ngôn ngữ của mình đặc biệt, và sự tinh tế của từng âm thanh, chuyển động, trọng âm, chuyển âm, tất cả thông số đã mang đến kho tàng âm nhạc độc đáo của riêng người Việt. Tôi thấy mình có mối liên kết với âm nhạc truyền thống Việt Nam sau nhiều lần tìm hiểu, trao đổi với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Có lần, một nghệ sĩ ca trù nói với tôi rằng ông ấy biết bà tôi khi tôi cho ông ấy xem bức ảnh của bà”, FranÇois kể.

 

François ấn tượng chuyện lớp học violon nơi một ngôi chùa bên cánh đồng ở làng Then, chuyện nuôi giữ làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh của người dân quê, chuyện cây kèn đồng của người Pháp mang tới Nam Định từ thế kỷ XIX vẫn được giữ gìn… và muốn đưa tất cả vào phim tài liệu. Thế nên, hình ảnh biểu tượng trung tâm bộ phim tài liệu âm nhạc của François là những nhịp cầu - một phép ẩn dụ cho sự kết nối giữa Việt Nam và Pháp thông qua âm nhạc.

Từ việc xúc động khi đến Việt Nam, phải lòng cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, con người, François và chiếc máy ảnh nhỏ gọn đã đi qua nhiều vùng miền, thành phố, bao nhà hát, sân khấu hoành tráng hay một góc nhỏ trình diễn giản dị của nghệ nhân… để khám phá, ghi lại chân thực. François nói, bối cảnh âm nhạc, sân khấu ở Việt Nam rất tuyệt vời cho điện ảnh, đó là điều anh muốn hướng tới cho các bộ phim tài liệu tiếp theo, tập trung vào trang phục, phong cảnh và âm nhạc truyền thống các dân tộc.

Tìm kiếm bản sắc

Dù chưa công chiếu tại Việt Nam, chỉ mới tung teaser giới thiệu nhưng bộ phim Once Upon a Bridge in Vietnam đã giành giải thưởng Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất của Giải thưởng phim Los Angeles (Mỹ) tháng 2-2022 và một giải thưởng khác tại Giải thưởng phim quốc tế New York (tháng 3-2022). François rất cảm động khi nhận được phản hồi từ các chuyên gia quốc tế dù anh vốn không học ngành đạo diễn. François cho biết, sẽ gửi đến khán giả Việt Nam bộ phim này. Dự án phim cũng được tác giả kêu gọi đóng góp cộng đồng để hoàn thiện và ra mắt, 10% giá trị chiến dịch gây quỹ sẽ đóng góp vào hoạt động trồng tre gây rừng ở Yên Bái - nơi anh từng tham gia khi làm bộ phim.

François học piano từ nhỏ, có 15 năm chơi piano nhưng không theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp mà vào Đại học Sorbonne (Pháp) lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử. Từ ngành Lịch sử, François Bibonne trở thành đạo diễn trẻ với dự án Once Upon a Bridge in Vietnam. 15 tháng ở Việt Nam làm phim, anh còn dạy tiếng Pháp, tiếng Anh để kiếm sống.

François cho biết bộ phim này khởi đầu cho dự án dài hơi hơn của anh là làm phim tài liệu về âm nhạc cổ điển Việt Nam dọc đất nước. Từ Pháp, François bảo Việt Nam vẫn đang vẫy gọi anh và tháng 8 tới, anh sẽ trở lại để thực hiện bộ phim tài liệu đặc biệt, khám phá âm nhạc nhiều vùng đất như Tây Nguyên, Huế, TPHCM, Côn Đảo.... “Tôi muốn quay phim tiếng Bana, nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên, muốn đến Côn Đảo làm sân khấu cho câu chuyện của nhà soạn nhạc người Pháp. Tôi cũng đề cập đến bối cảnh truyền thống và đương đại giữa nhạc cụ Việt Nam và âm thanh điện tử”, François cho biết.

“Tôi gửi gắm tình yêu của mình với Việt Nam thông qua phim tài liệu lịch sử âm nhạc. Tôi có một thông điệp gửi đến tất cả người gốc Việt chưa tìm thấy sức mạnh để tìm kiếm cội nguồn của mình, rằng hãy tìm kiếm bản sắc, bạn có thể tìm thấy tiếng nói chính mình khi suy ngẫm về cội nguồn”, François tâm sự.

 

Theo TIỂU TÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.