Dạy cồng chiêng bằng phương pháp mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đang có dự án dạy cồng chiêng Tây nguyên ở Nha Trang theo phương pháp mới.

Những khuôn mặt trẻ hướng lên màn hình, ở đó chiếu một bộ phim tư liệu về không gian văn hóa cồng chiêng. Phim giới thiệu không gian văn hóa cồng chiêng và những tay chiêng thiện nghệ người Bahnar. Người xem là những học viên của dự án dạy cồng chiêng Tây nguyên. “Khi học viên xem phim tài liệu cũng có nghĩa là tôi có một buổi thuyết trình đầu tiên về toàn bộ không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên. Tức là trước hết để họ cảm nhận toàn bộ, có nhận thức toàn bộ về không gian này. Hiểu về văn hóa cồng chiêng, rồi mới tới việc học nhạc”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN (VICAS), nói.
 

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: NVCC
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: NVCC


Dạy cồng chiêng cho nhóm 36 diễn viên nhạc công trẻ ở Nha Trang là dự án mà ông Hiền đang thực hiện, với sự ủng hộ của VICAS. “36 diễn viên, nhạc công trong quá trình đào tạo sẽ phải thực hành nhiều giá trị nghệ thuật, nhạc dân tộc cổ truyền, trong đó có cồng chiêng Tây nguyên”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chia sẻ.

Việc dạy học, theo ông Hiền, là theo phương pháp mới chứ không phải theo cách truyền tay mà các nghệ nhân xưa vẫn làm. “Thách thức đặt ra không hề nhỏ chút nào. Muốn chơi được cồng chiêng, người nhạc công phải có năng khiếu tốt về tiết tấu. Mỗi thành viên dàn cồng chiêng chỉ diễn tấu một nốt nhạc ứng với từng cái cồng hay chiêng. Cả dàn cồng chiêng có thể ví như một cây đàn khổng lồ mà mỗi người chỉ như “một ngón tay” bấm từng phím đàn. Từng người phải chơi chính xác đơn vị tiết tấu của từng chiếc cồng, chiêng thành viên mới mong hợp thành rõ nét giai điệu, hòa âm bài bản”, ông Hiền chia sẻ.

Sau bài học về không gian văn hóa cồng chiêng, những bài tập nâng cao khả năng tiết tấu được các học viên thực hành. Tiếp đó, ông Hiền dùng hệ thống lý thuyết cơ bản nhạc cồng chiêng đã đúc kết làm cơ sở để hướng dẫn, từng bước “bắt tay chỉ ngón” cho các học viên. 36 học viên cần hiểu được nguyên tắc biên chế của dàn cồng chiêng ứng với từng phần giai điệu bè trầm, hòa âm đệm và giai điệu bài bản. “Tối nào kết thúc buổi học, áo thầy cũng ướt sũng mồ hôi. Mệt, nhưng bù lại, các trò đã tự tin cầm chiêng và có thể hợp tấu; giai điệu, hòa âm bài bản đã dần hiện hình từng bước rõ nét”, ông Hiền cho biết.

36 học viên đợt này được chọn dạy 3 bài chiêng của các dân tộc Bahnar, Jrai và Xêđăng. “Trong 3 tuần đánh được 3 bài là nỗ lực rất lớn. Tôi phải dạy 36 tay chiêng đủ thành phần và tuần đầu vất vả vô cùng. Nhưng sau đó khi nghe lại, âm nhạc khiến chúng tôi xúc động”, ông Hiền nói.

Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO ghi danh, cồng chiêng Tây nguyên cũng có những câu chuyện buồn. Trong đó, có việc làm thế nào để âm nhạc cồng chiêng được tiếp tục trao truyền qua nhiều thế hệ. Trước khi bắt tay vào dự án giảng dạy này, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng đã thành công với dự án truyền dạy hát cửa đình. Nhờ đó, một lớp quan viên ả đào đúng chuẩn mực cổ điển đã được ông tổ chức. Giờ đây, âm nhạc cồng chiêng được kỳ vọng cũng sẽ có thêm truyền nhân sau dự án của ông Hiền.

 

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.