Con muốn sống: Vợ chồng nông dân nghèo xin cứu con trai 3 tuổi ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những tiếng khóc nức nở, những cơn đau quằn quại, những đêm mất ngủ... là những gì mà các bệnh nhi ung thư phải vùng vẫy để tìm sự sống.

2 giờ chiều, ngày 24.7, chúng tôi đến thăm mái ấm Hà Đông (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cách Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chừng 10 km. Đây là nơi nương tựa của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc (30 tuổi, ở H.Đăk Pơ, Gia Lai) và con trai Cao Đăng Khoa (3 tuổi, bị ung thư máu). Vì không có tiền thuê trọ hay bắt xe về quê sau những đợt vào hóa chất chống ung thư, gia đình chị lại chọn mái ấm miễn phí này làm nơi trú ngụ.

"Giá mà mẹ bị điên, bị mất trí nhớ…"

Nhìn chị Ngọc, chúng tôi cũng hiểu được chị đã trải qua nỗi đau đớn như thế nào nên bây giờ mới trông hốc hác và tiều tụy như thế. Cho đến tận hôm nay, chị cũng không thể nào quên giây phút kinh hoàng mà chị đã trải qua.

Sau tết Nguyên đán năm 2024 chừng 1 tuần, chị Ngọc thấy 2 má của con sưng to rồi sau đó cổ và háng nổi hạch. Tưởng con bị bệnh quai bị nên không mang con đi kiểm tra. Nghe mọi người ở quê “kháo” có thầy lang ở trên bản chữa bệnh quai bị hết trong vòng 2 ngày, anh chị bán tín bán nghi mời thầy lang về chữa bệnh. Sau 2 ngày, bệnh của Khoa có dấu hiệu ngày càng nặng đến nỗi cơ thể sưng tấy, chạm nhẹ vào là đau điếng nên không ai dám động vào.

Chị Ngọc sợ hãi vô cùng! Mà lúc đó nhà chị Ngọc chỉ có một thứ tài sản quý giá là ruộng mía chưa đến mùa thu hoạch, tiền đâu để xuống Quy Nhơn (Bình Định) khám bệnh. Không có tiền, chị Ngọc chạy vạy khắp nơi được chừng 2 triệu đồng rồi mang con đi bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán máu của Khoa bất thường, bảo gia đình đưa con vào TP.HCM chữa bệnh, ở Quy Nhơn không chữa được.

Không có tiền về quê, gia đình chị Ngọc nương tựa mái ấm miễn phí

Không có tiền về quê, gia đình chị Ngọc nương tựa mái ấm miễn phí

Hôm sau, vợ chồng chị Ngọc đưa con đi Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) từ sớm. Trong đầu chị Ngọc luẩn quẩn những câu hỏi. Tại sao máu con mình lại có vấn đề? Bệnh của con có nặng không?

Các bác sĩ xét nghiệm và chọc tủy đồ, một tuần sau đó có kết quả. Một thứ mà chị Ngọc hoàn toàn không tính đến: Bạch cầu cấp dòng lympho (một dạng ung thư máu). Chị Ngọc cố kìm lòng hỏi bác sĩ về tuổi thọ, cách điều trị của căn bệnh nan y này. Bác sĩ báo gia đình nên chuẩn bị tâm lý. Thời gian điều trị dài, tỷ lệ sống khoảng 50%. Chị Ngọc não nề. Chị bật khóc trong nỗi đau tột cùng khi bước ra hành lang bệnh viện. Nỗi xót xa, đắng cay dày vò tâm can chị.

Mới 3 tuổi, Khoa đã liên tục trải qua các đợt hóa trị. Mỗi lần con khóc vì đau đớn, chị Ngọc chỉ biết vỗ về mong sao con bớt đau

Mới 3 tuổi, Khoa đã liên tục trải qua các đợt hóa trị. Mỗi lần con khóc vì đau đớn, chị Ngọc chỉ biết vỗ về mong sao con bớt đau

“Lúc đó tôi như phát điên vậy. Người lúc nào cũng lờ đờ, mất tỉnh táo. Buồn chán và ủ rũ vô hạn. Tâm trí tôi để ở đâu tôi cũng không biết. Bác sĩ dặn dò những gì tôi cũng không nhớ, cho con uống thuốc gì rồi tôi cũng không hay”, chị Ngọc chua xót.

Ánh mắt đượm buồn, chị Ngọc đưa cái nhìn về đứa con đang khóc ngằn ngặt trên tay. Dáng vẻ của chị trông thật mệt mỏi khi thấy con đau đớn. Chị Ngọc đắng nghẹn: “Giá mà mẹ bị điên, bị mất trí nhớ…”.

Chúng tôi được sự đồng ý của anh Cao Văn Phụng (ba của cháu Cao Đăng Khoa) trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho gia đình anh vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong cơn ngặt nghèo, có thể liên hệ anh Cao Văn Phụng qua số điện thoại 0982131476.

Số tài khoản Cao Văn Phụng 5015205115306 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Đăk Pơ (Gia Lai).

Nỗi lòng người cha

Gia đình chị Ngọc thuộc diện hộ nghèo. Cưới nhau gần 10 năm nhưng vợ chồng chị chưa cất nổi một mái nhà để ở, mà nương nhờ nhà bà nội. Anh Cao Văn Phụng (34 tuổi, ba của Khoa) chia sẻ, gia đình anh làm nghề trồng mía. Mỗi năm một vụ, cuối năm mới thu hoạch được. Mỗi vụ kiếm được chừng 20 - 30 triệu đồng.

Để kiếm thêm thu nhập, anh Phụng tranh thủ đi làm thuê như cắt cỏ, bơm thuốc diệt cỏ… Thu nhập của anh không ổn định. Tháng nào được nhiều người mướn, anh kiếm được 5 triệu đồng. Không dư dả, nhưng vợ chồng đủ để nuôi 2 đứa con ăn học (con gái lớn 7 tuổi và Khoa là con út).

Anh Phụng lật giở những tờ giấy cam kết điều trị ung thư cho Khoa, anh nói sẽ chiến đấu cùng con đến cùng

Anh Phụng lật giở những tờ giấy cam kết điều trị ung thư cho Khoa, anh nói sẽ chiến đấu cùng con đến cùng

Anh Phụng nói nỗi ám ảnh của anh là những lần ký vào giấy cam kết đồng ý truyền hóa chất cho con. Anh nói sự sinh tử của con nằm trong tay ba khiến anh sợ hãi. Nhưng anh vẫn phải cố gắng, phải chịu đựng và phải tự vật lộn với nỗi đau buồn của mình. “Tôi hay tự động viên bản thân mình phải cố gắng lên. Dù thế nào tôi cũng phải điều trị cho con. Còn nước còn tát, tới đâu hay tới đó", anh Phụng thấy nghẹn nơi cuống họng.

Anh Phụng rơm rớm nước mắt: “Ngày ngày nhìn con oằn mình trên giường bệnh, đôi lúc con ngủ được 2 tiếng rồi lại khóc ré lên từ sáng đến tối rồi qua cả đêm. Con đau đớn, nhưng con chưa nói được nên cứ khóc ré lên rồi cào xước hết cả mặt. Nhìn con đau, ba như đứt từng đoạn ruột”.

Gần 5 tháng cùng con chiến đấu với bệnh ung thư, điều khiến vợ chồng anh Phụng sợ nhất là khi con vào toa hóa chất đầu tiên. Ruột gan anh Phụng nóng như lửa đốt.

Ở phòng cấp cứu, cứ 2 - 3 ngày, anh Phụng lại chứng kiến các bệnh nhi không may “trở về nhà", tinh thần của anh càng suy sụp, không ngăn được suy nghĩ về trường hợp tệ nhất xảy ra. “Bác sĩ nói nếu cấp cứu chậm, con sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm”, anh Phụng lo sợ.

Mới 3 tuổi, Khoa chưa ý thức được căn bệnh của mình. Đau thì em khóc, hết đau thì cười, bập bẹ rồi chạy nhảy khắp phòng. Nhìn sự vô tư, hồn nhiên của con, anh Phụng không cầm được nước mắt.

“Ở bệnh viện, những lần con tham gia lớp học trong bệnh viện, mình chỉ ước con mình hết bệnh thôi”, anh Phụng nói. Chúng tôi nghe trong tiếng nói ấy có những niềm đau.

Ung thư máu khiến Khoa gầy gò, xanh xao

Ung thư máu khiến Khoa gầy gò, xanh xao

Dù Khoa thuộc diện được bảo hiểm y tế chi trả 100%, nhưng vợ chồng anh Phụng vẫn phải vật lộn với những khoản phát sinh như tiền sinh hoạt tại bệnh viện, đi lại, ăn uống. Anh chị mượn họ hàng từng chút để chạy chữa cho con. Những lần được nghỉ sau những toa hóa trị chống ung thư, đôi vợ chồng nông dân không dám về nhà vì tiền xe cho 3 người đã tốn hơn 1 triệu đồng.

Dù hành trình trước mắt tính bằng năm, vợ chồng anh Phụng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ điều trị cho Khoa giữa chừng. Hiện tại Khoa vào gần xong toa hóa chất thứ 3, nếu sau 5 toa, sức khỏe ổn định, Khoa sẽ được chuyển qua giai đoạn điều trị duy trì.

Chia sẻ về ước mơ của mình, anh Phụng nghẹn ngào: “Không có ước mơ nào bằng ước mơ con hết bệnh. Tôi chỉ biết cầu trời cho con khỏe mạnh, còn lại đánh đổi gì tôi cũng chịu".

Theo Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Nghe phượt thủ 71 tuổi kể chuyện

Ở cái tuổi ngồi hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu, hàng ngày chỉ cần đi từ giường ngủ ra bàn ăn, nhưng “lão đại” Trần Lê Hùng lại chọn con đường khác. Với ông, già thì già, máu tươi có thể thiếu chứ “máu đi”, máu xê dịch thì lúc nào cũng căng tràn.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời. 
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Người cuối cùng lưu giữ bờ xe nước

Người cuối cùng lưu giữ bờ xe nước

Bờ xe nước sông Trà là biểu tượng độc đáo của người Quảng Ngãi từ những năm giữa thế kỷ 18. Không chỉ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, đây còn là công trình công phu, mang tính mỹ thuật cao, đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Ghi ở Măng Bút

Ghi ở Măng Bút

Tinh thần của Chiến thắng Măng Bút 50 năm trước sẽ tiếp tục lan tỏa, sẽ tiếp tục truyền niềm tin và khát vọng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Măng Bút vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm.
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Kon Pne: Nỗi buồn… xã vùng I

Kon Pne: Nỗi buồn… xã vùng I

(GLO)- Được mệnh danh là xã xa nhất tỉnh Gia Lai, Kon Pne (huyện Kbang) cách TP. Pleiku 200 km; còn từ trung tâm huyện vào nơi từng được ví như “ốc đảo” này cũng phải mất trên 80 km. Vậy mà, Kon Pne lại được “thăng hạng”, từ xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) trở thành xã vùng I...
Giữ vị mì xứ sở

Giữ vị mì xứ sở

Miệng móm mém, tóc bạc phơ, lưng gù, 82 tuổi, bà Trần Thị Thời (thôn Thanh Chiêm 2, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cùng chồng mỗi ngày vẫn miệt mài bên nồi mì Quảng nóng hổi.