Con muốn sống: 'Xin các cô, chú cứu con em'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bịch thuốc chống ung thư treo trên đầu giường bệnh san sát nhau, những dây truyền hóa chất, truyền máu nổi bật đầy nhức nhối giữa khoảng tường màu trắng.

Những tấm chiếu bạc và những gương mặt nhợt nhạt của bệnh nhi. Hình ảnh đó ám ảnh chúng tôi những ngày đến thăm những đứa trẻ ung thư đang điều trị ở khoa Ung bướu Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2.

Chúng tôi trở lại Bệnh viện Nhi đồng 2 vào một buổi chiều đầu tuần ngày 1.7. Ở đây, chúng tôi gặp một người phụ nữ trung niên với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt hốc hác và tiều tụy nhưng lúc nào cũng gắng gượng nở nụ cười động viên. Và một cậu bé có dáng người cao, trên đầu có một vết sẹo chạy dài. Đó là chị Mai Thị Trà Vân (37 tuổi, ở thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) và con trai Mai Thanh Giàu (14 tuổi, bị ung thư não).

"Không lời nào có thể mô tả nỗi đau này"

Cách đây hơn 3 tháng, đúng vào khoảng thời gian Giàu sắp thi học kỳ 2, em thấy trong người lờ đờ, mệt mỏi và viết chữ không được nên xin mẹ nghỉ học. Bẵng đi một thời gian, tới một buổi chiều cuối tháng 3, chị Vân thấy con thường xuyên bị ngã, rối loạn ngôn ngữ và chân tay càng ngày càng yếu, chị mang con lên Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai) để thăm khám. Ở đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh của Giàu không nguy hiểm rồi cho tập vật lý trị liệu kèm cấp thuốc cho uống.

Trong vòng 1 tháng điều trị, thấy con thường xuyên nôn ra máu. Dự cảm chuyện chẳng lành, chị Vân mang con đến Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (TP.HCM) để chữa trị. Đến 3 giờ chiều thì có kết quả chụp CT não, một thứ chị hoàn toàn không nghĩ đến: một khối u với kích thước 9 cm, chưa rõ lành tính hay ác tính.

Lúc đó chị Vân đang mang bầu, còn 1 tháng nữa đến ngày sinh. Nghe tin xấu, chị bủn rủn tay chân và ngất xỉu tại chỗ. Sau đó mẹ con chị Vân được bác sĩ chở xe cấp cứu chuyển tuyến gấp lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).

Vết sẹo hình thành trên đầu em Giàu sau cuộc đại phẫu cắt bỏ khối ung thư

Vết sẹo hình thành trên đầu em Giàu sau cuộc đại phẫu cắt bỏ khối ung thư

1 tuần sau, Giàu được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Gia đình chị Vân thuộc diện khó khăn. Không có tiền, chị nhờ bà ngoại ở quê “vay nóng” với lãi suất cao được 15 triệu đồng để trang trải tiền viện phí và sinh hoạt.

Chị Vân nhớ như in lúc con chuẩn bị vào phòng phẫu thuật, vì quá đau đớn nên con chỉ biết nắm tay mẹ, rồi nói: “Lần này con đi nhé…”. Ngồi ở hành lang bệnh viện, chị Vân khóc và đã không ngừng suy nghĩ. Chị sợ hãi vô cùng. Hôm đó trời đổ mưa lớn.

“Không có lời nào có thể mô tả nỗi đau này. Ruột gan tôi trào trào lên. Tôi sinh con ra, nuôi nó đến 14 tuổi tự nhiên con bị vậy mà mình chẳng làm gì được cho con, bất lực lắm. Tôi chỉ biết cầu xin ông trời cứu con, mong con qua nạn này”, chị Vân chua chát.

Chị Vân khóc nghẹn khi kể về bệnh ung thư não của con

Chị Vân khóc nghẹn khi kể về bệnh ung thư não của con

Trải qua nhiều giờ đồng hồ, bác sĩ nói Giàu bị ung thư não và ca phẫu thuật chỉ lấy được một phần nhỏ khối u. Giàu rơi vào tình trạng hôn mê. Chị Vân chờ đợi con trong nỗi thấp thỏm, lo âu. 2 ngày sau, Giàu tỉnh lại, cả người em run rẩy ớn lạnh và không thể nói chuyện được nữa.

Đứa trẻ 14 tuổi chỉ biết bập bẹ kêu: “Mẹ ơi…”. Thấy con đau đớn, trải qua cuộc chiến “thập tử nhất sinh", chị Vân tan nát. Nhưng sợ con lo lắng, chị Vân gắng gượng cười và cố kiềm chế không dám khóc trước mặt con. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị Vân cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Con tội nghiệp lắm, thấy thương lắm”.

Chúng tôi được sự đồng ý của chị Vân trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho gia đình chị vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong cơn ngặt nghèo, có thể liên hệ chị Mai Thị Trà Vân (mẹ của cháu Mai Thanh Giàu) qua số điện thoại 0794787363.

Số tài khoản Mai Thị Trà Vân 106879914352 - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) - Chi nhánh thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh).

"Giá nào tôi cũng phải cứu con"

Với phần lớn các bệnh nhi ung thư, truyền hóa chất là một cực hình. Nhiều đứa trẻ cứ ăn lại nôn; sức khỏe đi xuống, chỉ số bạch cầu và hồng cầu đi xuống, chưa phục hồi thì đã đối mặt với đợt truyền tiếp theo. Giàu cũng không ngoại lệ. Từ một cậu bé hoạt bát, nặng 60 kg, sau 3 tháng đổ bệnh ung thư, Giàu còn 45 kg.

14 tuổi, Giàu ý thức rõ về căn bệnh ung thư của mình. Chúng tôi thấy vẻ tuyệt vọng thoáng lên gương mặt em. Đó là biểu hiện chỉ có thể thấy ở những người đã phải khổ sở vật lộn với sự sống. Nhưng em vẫn mỉm cười, cố gắng ăn mặc dù chẳng ăn được hết một nửa. Một phần là em sợ mẹ buồn, một phần là Giàu khao khát được sống.

Chị Vân kể lại, một buổi chiều, khi Giàu đang cố gắng múc thìa cháo đưa lên miệng nuốt, con nói với chị: “Bây giờ con ráng ăn để con sống, con không ăn là con không còn nhìn mặt mẹ nữa”. Nói với chúng tôi điều này, mắt chị Vân đỏ hoe từ lúc nào. Đằng sau chị, bên ngoài cửa sổ, trời tháng 7 mịt mù và ướt át.

Di chứng ung thư khiến Giàu khó nói chuyện và bị liệt nửa người

Di chứng ung thư khiến Giàu khó nói chuyện và bị liệt nửa người

Chúng tôi nhìn những chuyển động li ti trên khuôn mặt của chị Vân, còn chị nhìn vào khoảng không vô định trước mặt. Vài giây sau, chị đưa ánh mắt về phía Giàu rồi rưng rưng khóc: “Chị hối hận lắm em ạ".

Gặng hỏi, chúng tôi mới biết được vì gia đình chị nghèo nên ngoài thời gian làm công nhân may, ai thuê gì thì chị làm đó nên không có nhiều thời gian bên cạnh con. Chị Vân nghẹn ngào: “Hồi trước Giàu khỏe mạnh, tôi đi làm cả ngày đến tối mới về, sao hồi đó tôi hờ hững với con mình quá. Tôi cũng không có tiền để cho con ăn uống, đủ đầy như con người ta. Có lần, tôi mang nó lên lô cạo mủ cao su thuê, tội nghiệp lắm. Tôi cũng không hiểu nổi sao mình đối xử với con mình như vậy”, chị bật khóc nức nở. Chị dùng bàn tay chặn dòng nước mắt nhưng dòng nước mắt đã tràn qua kẽ tay.

Chị Vân vẫn chưa biết kiếm đâu ra tiền để điều trị ung thư cho con

Chị Vân vẫn chưa biết kiếm đâu ra tiền để điều trị ung thư cho con

Di chứng của cuộc đại phẫu cắt bỏ khối ung thư khiến Giàu bị liệt nửa người và khó nói chuyện. Theo chị Vân, hiện tại Giàu đang tập nói, mọi chữ đều ấp úng và không thể biểu đạt hết ý muốn.

Mong ước lớn nhất của chị Vân là cứu sống con. Chị đã thề rằng nếu cứu được đứa trẻ thì thậm chí chị có thể hy sinh mạng sống của mình. “Con còn quá trẻ, cuộc đời của con quá ngắn. Tôi phải cứu lấy con, con còn hơi thở là mình còn cứu con, giá nào cũng phải cứu con. Tôi mà gánh được bệnh cho con thì tôi cũng chịu nữa”, chị Vân nhấn mạnh từng chữ, giọng lạc đi.

Cha nghèo làm việc 24 tiếng/ngày để tìm sự sống cho con

Chị Vân có 3 người con, Giàu là con lớn, sau Giàu còn có 2 người em gái (đứa giữa học lớp 2 và đứa út mới được 1 tháng tuổi). Từ ngày Giàu bị bạo bệnh, cuộc sống gia đình chị Vân bị xáo trộn. Mỗi ngày, chị Vân bắt xe lên TP.HCM chăm con ung thư, đến tối chị trở về quê để chăm đứa nhỏ 1 tháng tuổi. Còn con giữa, chị gửi cho bà nội chăm sóc.

Chị Vân sẽ cùng con điều trị ung thư đến cùng

Chị Vân sẽ cùng con điều trị ung thư đến cùng

Để có tiền cứu con, gánh nặng đè nặng lên vai người chồng làm công nhân sản xuất điện. Mỗi ngày anh làm việc 12 tiếng, riêng ngày chủ nhật anh làm 24 tiếng, không ngủ. Trung bình anh kiếm được 11 triệu đồng/tháng. Trò chuyện với chúng tôi chừng 30 phút, chồng chị Vân lại thu xếp đồ đạc chuẩn bị về quê đi làm tăng ca đêm. Còn chị Vân, hồi trước chị làm công nhân may, trung bình kiếm được hơn 6 triệu đồng/tháng.

Theo chị vân, chi phí mổ não cho Giàu hết 22 triệu đồng. Gia đình vẫn chưa biết kiếm đâu ra tiền để thanh toán tiền viện phí. Hiện tại em đang vào toa hóa chất chống ung thư đầu tiên. Nếu sau 4 toa thuốc sức khỏe của Giàu ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành mổ khối u lần 2 và chuyển tuyến ra Bệnh viện Trung ương Huế để xạ trị. “Thời gian điều trị còn dài, tôi cũng không biết phải làm sao, chỉ biết tới đâu hay tới đó. Các cô, chú cứu con em với", chị Vân đau đớn, giọng nấc nghẹn.

Thành phố bước vào giờ tan tầm, chúng tôi rời Bệnh viện Nhi đồng 2. Câu chuyện của mẹ con chị Vân vọng lại trong tôi. Chúng tôi thấy ở đó có một khao khát sống mãnh liệt và một tình mẫu tử thiêng liêng. Chúng tôi hy vọng Giàu cũng như các bệnh nhi ung thư có thể mạnh mẽ chiến đấu vượt qua bệnh tật hiểm nghèo...

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.