Con muốn sống: Người mẹ Ê Đê còn 300.000 đồng, đau đớn mong có tiền cứu con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào các khoa điều trị ung thư, hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên 'quên' tuổi thơ ở bệnh viện, có lẽ ai thấy cũng đều chạnh lòng.

Chúng tôi trở lại khoa Ung bướu - Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vào một buổi chiều cuối ngày 23.6. Ở phòng theo dõi 1, chúng tôi gặp một người phụ nữ có dáng vẻ hốc hác, gương mặt ủ rũ và một cháu gái với vẻ mặt buồn so, ngồi lu thu vào trong lòng mẹ. Thỉnh thoảng cháu lại mếu máo khóc như bắt đền vì cơn đau của bệnh ung thư hành hạ.

Đó là chị H Huyên Niê (32 tuổi, ở xã Dang Kang, H.Krông Bông, Đắk Lắk) và cháu H Như Ý Niê (3 tuổi, dân tộc Ê Đê). Cháu Niê dễ thương, có đôi mắt to tròn nhưng không may bị ung thư máu.

"Tôi phải cứu lấy con"

Gia đình chị Huyên Niê ở H.Krông Bông, một huyện vùng sâu vùng xa cách trung tâm Đắk Lắk chừng 80 km. Niê là em út, trên em còn 1 anh trai (học lớp 2). Niê sinh ra khỏe mạnh, bụ bẫm, nặng 3,4 kg, "ăn uống dễ lắm nên lớn nhanh". Thế rồi, cách đây chừng 2 tháng, bỗng nhiên gia đình thấy con bị nổi hạch ở cổ và nách nên đưa đi bệnh viện tư để thăm khám. Ở đây, bác sĩ xác định con bị bệnh lao hạch và cấp thuốc cho uống.

Cơn đau của Niê chập chờ, đến rồi đi. Bẵng đi một thời gian, tới một ngày giữa tháng 5.2024, chị Huyên Niê nhận thấy hạch của con càng ngày càng to nên chị vội vã đưa con lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên để kiểm tra. Các bác sĩ xác định tình trạng bệnh của con nặng nên đưa xe cấp cứu chuyển tuyến gấp lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Lúc đó vợ chồng chị Huyên Niê vót vét được mấy trăm ngàn đồng, cộng thêm tiền chạy vạy người thân, hàng xóm được chừng 20 triệu đồng rồi theo con xuống TP.HCM chữa bệnh.

H Như Ý Niê khóc ngất vì bệnh ung thư

H Như Ý Niê khóc ngất vì bệnh ung thư

Sau khi xét nghiệm, đến ngày thứ hai, bác sĩ gọi vợ chồng chị Huyên Niê lấy kết quả. Bác sĩ chẩn đoán Niê bị bệnh ung thư máu, nếu điều trị thì tỷ lệ sống của cháu khoảng 50%. Nghe tin con mắc bệnh hiểm nghèo, vợ chồng chị Huyên Niê sợ hãi, chân tay bủn rủn. Chị không muốn tin...

Vừa ra khỏi phòng, mẹ con chị Huyên Niê ôm nhau òa khóc. Hôm đó trời đổ mưa nhỏ cả đêm. “Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó. Tôi chỉ biết xin bác sĩ cứu lấy con tôi”, nói với chúng tôi những điều này, mắt chị đã đỏ hoe từ lúc nào.

Gần 2 tháng gồng mình vật lộn với nỗi đau ung thư, từ 12 kg em Niê giảm còn 7 kg. Cánh tay gầy guộc của em lộ rõ những đường gân xanh nhạt. Còn bàn tay, chân "cháy" đen do truyền hóa chất. Từ cô bé có mái tóc xoăn, dày, được mọi người khen "đẹp như người nước ngoài", bây giờ tóc đã rụng hết.

Tâm sự với chúng tôi, có lúc giọng chị Huyên Niê thoáng sự chua chát, có lúc tôi đọc được trong đó sự nuối tiếc: “Giá mà tôi phát hiện bệnh của con sớm hơn, thì bây giờ bệnh của con không nặng như thế này”, chị Huyên Niê nhắc đi nhắc lại, sắc mặt thất thần.

Bệnh ung thư máu khiến môi của Niê khô nứt nẻ, trắng bạch

Bệnh ung thư máu khiến môi của Niê khô nứt nẻ, trắng bạch

Chúng tôi được sự đồng ý của chị H Huyên Niê (mẹ của cháu H Như Ý Niê) trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho gia đình chị vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật trong cơn ngặt nghèo, có thể liên hệ chị Huyên Niê qua số điện thoại 0948467872.

Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 - Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Sài Gòn hoặc số tài khoản 6868866868 tại Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Tân Định.

Nội dung ghi: Giúp đỡ cháu H Như Ý Niê; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình cháu H Như Ý Niê trong thời gian sớm nhất.

"Tài sản không có gì quý ngoài căn nhà tình thương"

Nói về gia cảnh của mình, có lẽ đã chạm vào nỗi thống khổ chất chứa trong lòng chị Huyên Niê bấy lâu nay. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Vì quá cơ cực nên gia đình chị được nhà nước xây cho một ngôi nhà tình thương để ở.

Không có ruộng, vườn nên hằng ngày vợ chồng chị Huyên Niê đi làm thuê nương, rẫy, hái cà phê cho người ta hoặc ai thuê gì làm đó. Trung bình mỗi người kiếm được 200.000 đồng/ngày, có ngày không kiếm được đồng nào.

Chị Huyên Niê không biết kiếm đâu ra tiền để điều trị ung thư cho con

Chị Huyên Niê không biết kiếm đâu ra tiền để điều trị ung thư cho con

Hơn 1 tháng cùng con ở TP.HCM điều trị ung thư, số tiền vay mượn đã hết. Ngày chúng tôi đến, vợ chồng chị Huyên Niê còn hơn 300.000 đồng để cầm cự qua ngày. Theo bác sĩ, nếu sức khỏe ổn định thì sau 2 năm, Niê sẽ được chuyển qua duy trì. Cuộc chiến với bệnh ung thư còn dài đằng đẵng, mịt mờ và đầy lo âu. Nhưng tiền điều trị cho đứa trẻ sau này vợ chồng chị Niê còn không biết kiếm ở đâu ra.

Trong cơn ngặt nghèo, gia đình chị Huyên Niê chủ yếu sống dựa vào cơm từ thiện, những ngày không xin được cơm, gia đình chị lại ăn mì tôm để tiết kiệm tiền. Đứa con trai lớn chị Huyên Niê gửi nhờ ở nhà bà ngoại. Nhiều khi nhớ con nhưng vợ chồng chị không đủ tiền để mua vé xe về quê thăm con.

Người phụ nữ dân tộc Ê Đê với giọng ngọng nghịu, nói tiếng Kinh chưa sõi nhưng vẫn cố làm quen với các loại thuốc chống ung thư của con. Điều khiến chị sợ hãi nhất là lần con giảm bạch cầu sau khi “đánh" thuốc kháng ung thư, mà chị hay gọi với cái tên dễ nhớ là “thuốc đỏ".

Chị nhớ như in hôm đó cả thân thể của con sưng phù và nổi mẩn ngứa. Những nhịp thở nặng nề làm rung cả lồng ngực con. Cả đêm Niê khóc lóc thảm thiết và luôn miệng nói với mẹ: "Con đau khắp cả người". Chứng kiến con đau đớn, lòng chị Huyên Niê nóng như lửa đốt. Chị chỉ biết cắn răng nhìn con bị bệnh ung thư máu dày vò và hành hạ.

Bệnh ung thư khiến H Như Ý Niê đau đớn

Bệnh ung thư khiến H Như Ý Niê đau đớn

Chị Huyên Niê với khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt đượm buồn kể, chị không dám rời khỏi con chỉ trong chốc lát. Vẫn như thường lệ, chị ngồi vuốt ve, xoa bóp chân tay cho con. Những lần con đau đớn, chị lại ẵm con đi vòng xung quanh bệnh viện rồi thì thầm vào tai con những câu nói động viên.

Chị Huyên Niê nghẹn ngào, ở bệnh viện điều trị ung thư là nỗi ám ảnh của Niê. Có lần, con đang nằm ngủ, chỉ cần nghe tiếng đẩy xe của các cô y tá ngoài hành lang, Niê đã bật dậy ôm lấy cánh tay của mẹ hốt hoảng: "Mẹ ơi, con sợ mấy cô mặc áo trắng lắm", rồi em bật khóc khóc nức nở, mặc dù chưa thấy ai vào phòng.

Gần 2 tháng điều trị ung thư máu khiến Niê từ 12 kg giảm còn 7 kg

Gần 2 tháng điều trị ung thư máu khiến Niê từ 12 kg giảm còn 7 kg

Giọng chị Huyên Niê bị lạc đi, có vẻ như chị đang cố kìm nén những giọt nước mắt: "Mong ước duy nhất của tôi là con được sống. Tôi sẽ không bỏ cuộc. Đi vay mượn tôi cũng đi để chữa bệnh cho con".

Hơn 1 tuần lui tới ở Bệnh viện Nhi đồng 2, chúng tôi bắt gặp nhiều trường hợp khiến ai nhìn thấy cũng không cầm nổi nước mắt. Có những đứa trẻ đang thở ô xy, mà vẫn cố gắng nói với bác sĩ: "Con có 10 con siêu nhân". Có người cha, người mẹ nuôi con trong bệnh viện phải nghiến răng chịu đựng cảnh con cái mình đối mặt với cái chết, nhưng họ chưa bao giờ thôi hy vọng. Chúng tôi mong điều kỳ sẽ đến với những đứa trẻ hồn nhiên vô tội, để các em có cơ hội được sống...

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.