Con đường "Bộ đội Công binh 280"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là tên gọi mà người dân xã Krong, H. Kbang, tỉnh Gia Lai đặt cho con đường mới được khánh thành do bộ đội Lữ đoàn Công binh 280 thi công.

 Bộ đội Công binh 280 thi công đường cấp phối tại xã Krong.
Bộ đội Công binh 280 thi công đường cấp phối tại xã Krong.



Tháng 12 này, đến với vùng căn cứ cách mạng Kbang - quê hương Anh hùng Núp, điều dễ thấy là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi san sát bên những con đường bằng phẳng, rộng mở, thông thoáng. Tiếp chúng tôi, anh Đỗ Phúc Quán - Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy cho biết: “Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, Kbang có diện tích tự nhiên hơn 184.000ha với 13 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Dân tộc Ba Na chiếm gần 40% trong tổng số 20 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Những năm qua, huyện được Trung ương, tỉnh Gia Lai quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, đến năm 2020 này, còn một số địa bàn trong huyện, trong đó đáng chú ý là xã Krong do giao thông chưa thuận tiện nên chưa phát huy được thế mạnh về tài nguyên, thổ nhưỡng để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Vì thế, UBND xã đã đề nghị Lữ đoàn Công binh 280, một đơn vị của LLVT Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có tiềm năng, thế mạnh trong công tác mở đường, từng hỗ trợ huyện mở đường Lơ Ku 1, Lơ Ku 2, giúp 1 hộ dân trong huyện giảm nghèo thành công. Sau khi đường thông, người dân nơi đây đã đi lại thuận tiện hơn, phát triển nhiều héc-ta trồng cây mắc ca, một loại cây công nghiệp tỏ ra rất phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lại không tốn nhiều công chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao; hạt mắc ca được thị trường ưa chuộng, do đó đầu ra rất thuận lợi, triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng sẽ tạo bước đột phá để người nông dân Krong vươn lên thoát nghèo bền vững từ chính đồng đất quê mình”.

Đi cùng đoàn công tác với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Việt Dũng - Phó Chính ủy Lữ đoàn tiếp lời: “Trước yêu cầu bức thiết của địa phương, được BTL Quân khu 5 nhất trí, Lữ đoàn đã đưa nội dung làm đường nông thôn mới tại Krong vào “những việc cần làm ngay”. Điều động 2 quân nhân tay nghề vững của Tiểu đoàn 48 là lái máy Thượng úy QNCN Phan Văn Mai và phụ máy Trung úy QNCN Lê Thanh Việt, sử dụng 1 máy ủi cùng các vật chất trang bị, phụ tùng đi kèm, đảm nhận thi công. UBND xã Krong bố trí xe kéo chở máy ủi từ nơi đang thi công của đơn vị về vị trí mở đường; bảo đảm phóng tuyến, giải phóng mặt bằng và đáp ứng các yếu tố an toàn cho việc mở đường thắng lợi”.

Trải qua 2 đợt công tác với tổng số 65 ngày về Krong “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” trong tháng 8 và tháng 11-2020, Lữ đoàn đã giúp địa phương khoét núi, lấp suối, san đường cấp phối dài 9km, chiều rộng từ 3,5 đến 5m, bạt ta luy dương, ta luy âm khá kiên cố, “nắn” đường hạn chế những khúc cua tay áo, giúp người dân đi lại, vận chuyển cây giống, phương tiện lao động, phân bón, nông sản được thuận lợi. Nhờ có đường nông thôn mới nối từ làng Hro đến làn Sing và làng Tăng Lăng, gần 600 hộ dân ở đây đã trồng được hàng chục héc-ta cây mắc ca đang phát triển tốt. Đợt bão lũ vừa qua, tuyến đường vẫn vững chãi trước thiên tai.

Anh Đinh Dúy (làng Tăng Lăng) hồ hởi: “Gia đình mình có 2,5 ha chủ yếu trồng đậu, bắp và lúa. Mình rất thích trồng cây mắc ca nhưng chưa thể thực hiện được. Nay có bộ đội mở đường, nhà mình đã đào hố đúng kích thước, bỏ phân lót theo hướng dẫn kỹ thuật, sau đó trồng dặm cây đậu ở phần đất trống giữa các hàng cây nhằm lấy ngắn nuôi dài, giúp tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập”.

Được biết, con đường mới do Lữ đoàn Công binh 280 thi công ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo còn giúp địa phương mở ra tiềm năng khai thác du lịch trong thời gian tới. Với tinh thần quân dân chung sức chung lòng, tin tưởng rằng, con đường của ý Đảng, lòng dân này sẽ góp phần làm cho diện mạo nông thôn Krong khởi sắc, hứa hẹn một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, đủ đầy đang đến với vùng căn cứ cách mạng KBang.

Theo NGỌC DIỆP (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.