Cô sinh viên nghèo hiếu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cha mẹ thường xuyên ốm đau, mọi sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào số tiền ít ỏi từ việc phụ bán cà phê của cậu em trai 17 tuổi nên việc học của em Đinh Thị Trà Giang (sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) gặp nhiều trắc trở. Ước mơ trở thành kiểm toán viên tương lai của em có nguy cơ bị dang dở. 
Trong căn nhà nhỏ nằm ở cuối hẻm 87 đường Nguyễn Thiếp (TP. Pleiku), bà Tô Thị Giả cho hay: Cách đây hơn 23 năm, bà rời quê Bình Định lên Gia Lai lập nghiệp. Sau khi lập gia đình, vợ chồng bà làm đủ việc để nuôi gia đình nhỏ nhưng cũng chỉ đủ ăn. Mỗi lần đến thăm, nhìn cảnh 4 người chen chúc trong phòng trọ tồi tàn, chật hẹp, người chú họ thương tình nhường cho mảnh đất mà hiện gia đình bà đang ở.
Ngôi nhà cấp 4 được xây dựng từ cuối năm 2018 đã chấm dứt hơn 20 năm ở trọ của gia đình. Kinh phí xây nhà phần lớn đều nhờ vào sự đóng góp của người thân, người quen cho vay không tính lãi. Cảm thương tình cảnh của gia đình bà Giả, hàng xóm người thì cho cái bàn, cái ghế, thậm chí cả máy giặt. Bà chỉ mua được mỗi chiếc đệm trải dưới đất cho chồng và con trai, còn bà cùng con gái nằm trên chiếc giường sắt chật chội, ọp ẹp mà cô giáo của con tặng.
Bà Giả cho hay: Từ năm 2018 đến nay, vợ chồng bà không còn giữ xe thuê ở chợ mà chuyển sang nhổ cỏ mướn, mỗi ngày được 120.000 đồng. Nhưng rồi căn bệnh thoái hóa cột sống lại khiến bà đứng không được, ngồi không xong. Bác sĩ khuyên phải mổ nhưng chi phí trên 100 triệu đồng, thế là bà lại nén đau đi về. Chồng bà thất nghiệp, nay ở tuổi 64 còn thường xuyên bị bệnh xương khớp hành hạ. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, họ càng không biết xoay xở thế nào. “Ăn uống kham khổ, tiết kiệm đến mấy nhưng không có thu nhập thì lấy đâu trang trải cuộc sống. Để có tiền cho con vào đại học, tôi phải vay mượn 50 triệu đồng của đứa em làm bảo vệ ở tỉnh Đồng Nai, rồi vay thêm Ngân hàng Chính sách Xã hội 12 triệu đồng. Thấy con mình ngoan ngoãn, 12 năm liền là học sinh giỏi, tôi cũng không nỡ để con phải dở dang việc học. Nhưng giờ hoàn cảnh quá khó, tôi không kham nổi”-bà Giả nghẹn lời.
Thấy mẹ vất vả chạy vạy, cậu con trai Đinh Quang Hòa đang học lớp 10 Trường THPT Lê Lợi quyết định nghỉ học để phụ bán cà phê kiếm tiền trang trải. Thấy cậu con trai thương chị, biết nghĩ cho gia đình mà chấp nhận thiệt thòi về mình, bà Giả chỉ lén lau nước mắt. Còn Hòa thì tâm sự: “Mỗi đêm, khi trở mình, em thường nghe mẹ khẽ rên vì cơn đau hành hạ. Vì vậy, em quyết định nghỉ học để phụ giúp gia đình. Mỗi giờ phụ việc em được trả công 12.000 đồng, làm đủ thời gian 8 giờ/ngày thì cũng được gần 3 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đầu năm 2020 đến nay, dịch liên tiếp xảy ra nên công việc bị gián đoạn. Làm được bao nhiêu em đều về đưa mẹ lo cái ăn cho gia đình. Số tiền ít ỏi của em đang là nguồn sống của cả nhà. Giờ thì việc cũng không còn, thời gian tới chưa biết thế nào?”.
Chiếc máy tính được hàng xóm cho mượn giúp em Đinh Thị Trà Giang học online tại nhà trong thời gian nghỉ dịch. Ảnh: Minh Nguyễn
Chiếc máy tính được hàng xóm cho mượn giúp em Đinh Thị Trà Giang học online tại nhà trong thời gian nghỉ dịch. Ảnh: Minh Nguyễn
Hiểu cảnh nhà, lại thương em vất vả vì mình nên Giang cũng cố gắng chọn cách sống đơn giản, tiết kiệm và chăm chỉ học tập. Kết quả học tập năm đầu của Giang đáng nể với điểm trung bình xếp loại giỏi. Ngoài giờ học, em phụ bán mũ bảo hiểm với thu nhập mỗi buổi 70.000 đồng. Mới làm được hơn 2 tháng thì dịch Covid-19 ập đến. Ngày 31-5, em về Gia Lai thì phải cách ly tập trung 21 ngày. Chi phí cách ly hơn 1 triệu đồng cũng do em trai hỗ trợ.
“Giờ gia đình em không còn thu nhập gì, trong khi đã đến hạn đóng tiền học phí năm thứ 2. Mẹ em lại vay mượn khắp nơi được 11 triệu đồng để đóng tiền cho em học online, nhưng nhà không có máy tính, hàng xóm thấy thương tình cho mượn. Nghe mẹ nói là giờ mẹ đuối sức rồi, không lo nổi nữa, em đã khóc hết nước mắt. Thậm chí đã từng có lúc em nghĩ quẩn, nhưng bình tâm lại em thấy thương mẹ nhiều hơn. Em năn nỉ mẹ cố gắng vay nợ, sau này ra trường có việc làm con sẽ trả. Em quyết tâm đeo đuổi việc học để thay đổi cuộc sống”-Giang chia sẻ.
Trao đổi về hoàn cảnh của học trò cũ, cô Phạm Thị Hoài Phương (giáo viên chủ nhiệm lớp 12C3 Trường THPT Phan Bội Châu) cho biết: “Gia đình Giang khó khăn nhưng em rất nỗ lực, chăm ngoan, học giỏi. Em chỉ biết học, sống tiết kiệm, không đua đòi gì và rất quyết tâm trong học tập. Mong rằng gia đình có sự hỗ trợ, tiếp sức để em tiếp tục theo học, hoàn thành ước mơ của mình”.
Mọi sự giúp đỡ dành cho gia đình xin gửi về bà Tô Thị Giả (địa chỉ: hẻm 87 đường Nguyễn Thiếp, phường Diên Hồng, TP. Pleiku), số ĐT: 0348103631. Tài khoản: Đinh Thị Trà Giang, BIDV-Chi nhánh Nam Gia Lai, số tài khoản: 62110001086540.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.