Có nên giảm béo bằng cách 'loại bỏ cả mảng mỡ'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lượng mỡ hút tối đa được khuyến nghị là 5-6% trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 4-5 lít mỡ trong một lần thực hiện hút mỡ giảm béo.

Sau khi phẫu thuật hút mỡ tạo hình thành bụng tại một cơ sở làm đẹp, nữ bệnh nhân 30 tuổi (ở Hà Nội) phải nhập viện điều trị do tình trạng tụ dịch, nhiễm khuẩn.

Giảm béo bằng hút mỡ bụng được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh hoạ
Giảm béo bằng hút mỡ bụng được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh hoạ

Nguy cơ mỡ "lạc" vào mạch máu do giảm béo

Bệnh nhân cho biết trước đó chị đã vào TP HCM để hút mỡ, tạo hình thành bụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân trở về Hà Nội, tuy nhiên vết mổ đau kéo dài, một số vùng da bị thâm đen, tấy đỏ sau gần 3 tháng hút mỡ.

Qua thăm khám bác sĩ xác định nguyên nhân là do quá trình hút mỡ không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết.

Ngoài bệnh nhân nói trên, mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận một nữ bệnh nhân trẻ bị biến chứng tắc mạch sau khi hút mỡ bụng.

Tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết tình trạng tắc mạch sau khi hút mỡ bụng được coi là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi thực hiện hút mỡ bụng.

"Khi các hạt mỡ nhỏ lọt vào hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan quan trọng như phổi hoặc não, dẫn đến suy hô hấp, ngừng tim, hoặc tử vong. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện kỹ thuật không đúng hoặc hút mỡ quá nhiều trong một lần. Do đó, khi tạo hình thành bụng có can thiệp, chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ được cấp phép"- bác sĩ Hiền lưu ý.

Chỉ hút tối đa 4-5 lít mỡ trong một lần

Theo bác sĩ Hiền, rất nhiều chị em mong muốn vứt được khối mỡ thừa ở thành bụng, nên xu hướng tìm đến các dịch vụ giảm béo ngày càng tăng.

Từ đó, các quảng cáo về giảm béo, tạo hình thành bụng cũng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, với những hình ảnh "đánh bay" mỡ thần tốc bằng công nghệ cao, hay "cắt bỏ cả mảng mỡ dày" để giảm béo. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn dịch vụ này.

Hút mỡ bụng là phẫu thuật phải thực hiện tại bệnh viện và cơ sở được cấp phép
Hút mỡ bụng là phẫu thuật phải thực hiện tại bệnh viện và cơ sở được cấp phép

Bác sĩ Hiền cho biết nhiều người khi đi can thiệp giảm béo, luôn mong muốn hút càng nhiều mỡ càng tốt, nhưng việc này rất nguy hiểm. Theo khuyến cáo lượng mỡ hút tối đa khoảng 5-6% trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 4-5 lít mỡ, một lần thực hiện. Lý tưởng, mỗi lần chỉ nên hút mỡ tương đương 2-3% trọng lượng cơ thể.

Mọi phẫu thuật đều có rủi ro, nhưng nếu thực hiện đúng chỉ định, kỹ thuật nguy cơ này sẽ giảm. Hút mỡ chống chỉ định với những người có bệnh tim mạch nặng, rối loạn đông máu nghiêm trọng hoặc đang được điều trị thuốc chống đông không thể ngừng điều trị.

Những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương; có tiền sử phẫu thuật ổ bụng hoặc tiền sử mổ lấy thai là những trường hợp chống chỉ định tương đối với phẫu thuật hút mỡ bụng. Ngoài ra, cần thận trọng khi chỉ định hút mỡ ở người có tiền sử sẹo lồi.

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.