Có nên ăn trong khi đứng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do công việc bận rộn, nhiều người thường ăn trong khi đứng. Cách ăn này có thể giúp tiết kiệm thời gian, giúp hoạt động nhẹ sau thời gian dài ngồi làm việc.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ăn trong khi đứng không tốt cho sức khỏe. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), việc ăn trong khi đứng vừa có lợi nhưng cũng có mặt hại.

Những người bị trào ngược thường được khuyên rằng nên đứng thẳng, tránh ngả lưng hoặc khom lưng trong bữa ăn và vài giờ sau bữa ăn. Ảnh: Shutterstock

Những người bị trào ngược thường được khuyên rằng nên đứng thẳng, tránh ngả lưng hoặc khom lưng trong bữa ăn và vài giờ sau bữa ăn. Ảnh: Shutterstock

Ăn khi đứng có thể tăng tốc độ tiêu hóa

Tư thế khi ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Theo đó, với người ăn khi đang ngồi hoặc nằm, thức ăn tiêu hóa chậm so với khi họ đứng.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, ăn thực phẩm có chứa protein khi ngồi thẳng giúp dạ dày hoạt động nhanh hơn khi nằm, giúp cơ thể tiêu hóa protein tốt hơn, tăng khả năng cung cấp các axit amin quan trọng trong máu.

Ăn trong khi đứng có thể giúp giảm mỡ

Theo một nghiên cứu năm 2018, đứng trong 6 giờ sẽ đốt cháy nhiều hơn 54 calories so với khi ngồi. Theo Healthline, nếu kết hợp việc đứng và ăn uống, theo thời gian, bạn có thể giảm cân, đồng thời nó cũng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn của cơ thể.

Giảm trào ngược và ợ nóng

Trào ngược axit xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Triệu chứng này có thể dẫn đến cảm giác nóng rát ở giữa ngực, thường được gọi là chứng ợ chua.

Những người bị trào ngược thường được khuyên rằng nên đứng thẳng, tránh ngả lưng hoặc khom lưng trong bữa ăn và vài giờ sau bữa ăn.

Có thể khiến cơ thể mau đói hơn

Một số bằng chứng cho thấy vừa đứng vừa ăn có thể khiến cơ thể mau đói hơn. Do ăn trong khi đứng, cơ thể tăng tốc độ tiêu hóa, có thể dẫn đến tăng cảm giác đói.

Có thể gây đầy hơi

Mặc dù ăn khi đứng có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa nhưng trong một số trường hợp, điều này cũng có thể dẫn đến tiêu hóa kém. Khi carbohydrate không được tiêu hóa, cơ thể có thể bị đầy hơi và chướng bụng.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.