Có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông một vài ngày tới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dải hội tụ nhiệt đới trên Biển Đông đang mạnh lên và có khả năng sẽ phát triển thành áp thấp nhiệt đới, thậm chí bão trong vài ngày tới.

Chỉ trong buổi sáng 15.9, tại TP.HCM trời đã xuất hiện 2 đợt mây đen mù mịt gây mưa giông nhiều nơi. Trong những ngày tới, thời tiết xấu có thể tiếp tục duy trì ở TP.HCM và nhiều địa phương Nam bộ do dải hội tụ nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Mô hình dự báo về khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới vào lúc 13 giờ ngày 17.9. NGUỒN: CMH

Mô hình dự báo về khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới vào lúc 13 giờ ngày 17.9. NGUỒN: CMH

Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn, giải thích: Thông thường, mùa mưa ở Nam bộ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam cường độ trung bình thì kiểu thời tiết đặc trưng là sáng nắng chiều mưa, cục bộ có mưa to. Như hôm nay, mưa xuất hiện từ sáng sớm và tối qua có cả mưa đêm, nguyên nhân là do xuất hiện tổ hợp của gió mùa tây nam mạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới hoặc vào cuối năm có thể thêm yếu tố không khí lạnh từ phía bắc về.

Bà Lan cho biết: Hiện tại, dải hội tụ nhiệt đới vẫn đang hoạt động mạnh và theo mô hình dự báo của Nhật Bản trong một vài ngày tới sẽ hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, còn mô hình dự báo của Mỹ thậm chí cho rằng áp thấp nhiệt đới có thể phát triển thành bão. "Chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt các diễn biến trên và đặc biệt đề cao tinh thần cảnh giác nhất là với ngư dân, phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển", bà Lan khuyến cáo.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14 - 17 độ vĩ bắc kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và giông ở khu vực giữa và nam Biển Đông bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan. Gió tây nam mạnh cấp 6, riêng khu vực nam Biển Đông có lúc cấp 7 giật cấp 8 - 9 biển động mạnh; sóng biển cao 2 - 4 m. Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió tây nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8 biển động, sóng biển cao từ 1 - 2,5 m.

Chuyên gia khí tượng lý giải: Vì sao sau bão mới thực sự là hiểm nguy chết người?

Khu vực Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40 - 80 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm, thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm.

Theo Chí Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bão Trà Mi gây mưa lớn hơn bão YAGI

Bão Trà Mi gây mưa lớn hơn bão YAGI

Tính đến sáng nay (29/10), lượng mưa do bão Trà Mi gây ra ở một số nơi tại Quảng Bình - Quảng Trị lên tới 700-900mm, riêng hồ Sông Thai (Quảng Bình) trên 1000mm, cao hơn nhiều so với lượng mưa do bão YAGI gây ra tại Hà Giang, Yên Bái và Hoà Bình.