Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lợi nhuận thấp thì nợ xấu ngân hàng được cảnh báo có xu hướng tăng. Do vậy, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ góp phần hỗ trợ phục hồi phát triển, giảm áp lực tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Trong Chỉ thị số 14/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23-4-2023 của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người vay vốn gặp khó khăn, đồng thời không để trục lợi, làm sai quy định và sai lệch bản chất, nợ xấu.

Triển khai thông tư này, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế đến nay là 1.652,8 tỷ đồng (nợ gốc 1.592,6 tỷ đồng, lãi 60,2 tỷ đồng), có 76 lượt khách hàng được cơ cấu lại nợ lũy kế.

Agribank là một trong số ngân hàng thương mại tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 02 hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Ảnh: S.C

Agribank là một trong số ngân hàng thương mại tích cực triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 02 hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Ảnh: S.C

Ông Đào Thanh Tịnh-Phó Giám đốc Agribank Gia Lai-cho biết: “Chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 7 khách hàng cá nhân, doanh nghiệp với dư nợ được cơ cấu lại 20 tỷ đồng. Chính sách này đã tạo điều kiện lẫn động lực để khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn”.

Đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp địa phương, ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-cho hay: Tình hình kinh tế-xã hội các tháng đầu năm cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Giá cả tăng, nhu cầu lẫn sức tiêu dùng trên thị trường giảm, các khoản chi phí đầu vào tăng đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nhiệp rất mong đợi các chính sách hỗ trợ đồng bộ về thuế, tín dụng, nhất là chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Đây là những chính sách sát sườn, liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, chính sách này tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi phát triển và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song với chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhìn nhận: Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay khá tốt và ổn định. Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh thực hiện chương trình kết nối “Ngân hàng-Doanh nghiệp”, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế thế mạnh của địa phương.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng vừa ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vừa tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ theo Thông tư 02 góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ảnh: S.C

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng vừa ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vừa tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ theo Thông tư 02 góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ảnh: S.C

Tính đến cuối tháng 5-2024, nợ xấu toàn ngành Ngân hàng tỉnh là 2.800 tỷ đồng, chiếm 2,45% tổng dư nợ, tăng 0,89% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chậm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, biên độ chênh lệch lợi nhuận thấp thì nợ xấu ngân hàng được cảnh báo có xu hướng tăng. Do vậy, việc kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư số 0 Tr2/2023/TT-NHNN vừa góp phần hỗ trợ phục hồi phát triển nền kinh tế, vừa giảm áp lực tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh-thông tin: “Trong tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình Chính phủ về việc kéo dài thời hạn thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vay khách hàng vay vốn tại Nghị quyết số 50/NQ-CP, Nghị quyết số 59/NQ-CP. Theo đó, đề xuất gia hạn thời gian thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn. Việc kéo dài thời gian chính sách hỗ trợ sẽ tác động tích cực đối với khách hàng vay vốn và tổ chức tín dụng thực hiện trên tinh thần chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Có thể bạn quan tâm

Chính thức gia hạn Thông tư 02, giãn nợ vay đến hết năm 2024

Chính thức gia hạn Thông tư 02, giãn nợ vay đến hết năm 2024

Ngày 19.6, tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết vừa ban hành Thông tư 06 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31.12.2024.
Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Từ ngày 12-6, người dân có thể mua vàng miếng SJC trực tuyến

Từ ngày 12-6, người dân có thể mua vàng miếng SJC trực tuyến

Từ ngày 12-6, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai chương trình Đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến cho khách hàng trên website của Vietcombank nhằm giải quyết tình trạng khách hàng khi mua vàng phải xếp hàng tại các điểm bán vàng miếng SJC của ngân hàng này.

Thúc đẩy những 'toa tàu chậm'

Thúc đẩy những 'toa tàu chậm'

Vẫn còn tới 33 bộ, cơ quan trung ương và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước, mà đơn vị thấp nhất chỉ giải ngân được dưới 1% so với tổng số vốn được Thủ tướng giao.