Chuyện về những căn hầm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong chiến tranh, khi nhắc đến hầm, ta vẫn thường hiểu đây là một công trình được đào dưới lòng đất để trú ẩn, như hầm ở địa đạo Củ Chi, hầm trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong bài viết này, người viết giới thiệu những cái hầm ở nông thôn hồi chiến tranh, nhất là những vùng được gọi là “bán an ninh”. Trong đó có hầm bí mật được đào để nuôi giấu cán bộ cách mạng “nằm vùng” và hầm tư nhân mỗi hộ gia đình ẩn trú tránh bom đạn khi có chiến sự xảy ra.

Làng tôi thuộc vùng “bán an ninh”, ban ngày thì lính “quốc gia” trú đóng, ban đêm thì cách mạng về hoạt động. Vì vậy, hầm rất quan trọng. Hầm bí mật thường được đào ở mé sông, ở sườn đồi hoặc ở dưới lũy tre làng. Đây là loại hầm đặc biệt không phải người dân nào cũng biết địa điểm và được đào vào ban đêm do những người thân tín với cách mạng thực hiện. Hầm đủ sức chứa từ 3 đến 5 người. Cơ cấu hầm có nắp đậy đặc biệt được phủ lên bởi lớp cỏ hoặc rác mà ở nơi ấy phát triển tự nhiên ở xung quanh. Hầm được kết cấu thành 2 ngăn, ngăn chính có nắp đậy để sinh hoạt bình thường, ngăn còn lại là để phòng khi có sự cố thì rút bằng đường thông hào trong lòng đất. Nhờ đó mà nhiều lúc bị lính bao vây mở nắp bắn xả và thả lựu đạn xuống hầm nhưng những người trú ẩn vẫn được an toàn.

Loại hầm thứ 2 là hầm để trú ẩn của gia đình khi có bom dội hoặc có chiến sự xảy ra. Hầm gia đình thường được đào trong nhà và ngoài vườn. Thường thì trong nhà được xây dưới tấm phản gỗ và được chèn xung quanh bằng bao cát kín mít chỉ chừa vài ô nhỏ như lỗ châu mai để thở nên cũng khá an toàn. Hầm ngoài vườn được đào dưới bụi tre để nhờ thân tre che chắn hoặc cũng dùng bao cát chèn xung quanh. Nhiều gia đình cẩn thận hơn thì đào giao thông hào từ hầm trong nhà ra hầm ngoài vườn để khi có sự cố nhà cháy thì thoát ra bằng đường thông hào.

Chuyện về những căn hầm không chỉ có trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà hầm còn xuất hiện trong cuộc chiến tranh biên giới. Nhớ lúc đó, địa phương nào cũng tổ chức đào hầm nơi công cộng, nơi tụ tập đông người như trường học, công sở, chợ... Nhất là ở các trường học, hầm được đào giao thông hào và hầm tròn vừa đủ độ sâu ngồi không trống đầu. Mỗi khi tiếng trống hay tiếng kẻng giục liên hồi là thầy trò trú vào hầm.

Kể chuyện những cái hầm trong các cuộc chiến tranh, tôi như hồi tưởng lại cuộc sống của người dân chịu đựng gian khổ đến mức nào. Lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất mỏng manh. Hy vọng người dân Việt Nam được xứng đáng hưởng cuộc sống trong hòa bình bền vững để thoát khỏi cảnh “ngủ trong hầm, ăn cơm vắt, uống nước khe”.

 

 NGUYỄN TẤN HỶ
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: 79 người tham gia thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ảnh: Thế Huynh

An Khê: Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

(GLO)-Sáng 2-10, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH Công an tỉnh Gia Lai, Công an thị xã An Khê, UBND phường Tây Sơn phối hợp thực tập phương án chữa cháy và CNCH khu dân cư tổ 4, phường Tây Sơn (thị xã An Khê) năm 2024.

Hội nghị tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024

Gia Lai: Tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024

(GLO)- Sáng 1-10, tại Khách sạn Tre Xanh Plaza (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác dân vận đợt 2 năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thái Bình-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy dự, chỉ đạo và trực tiếp quán triệt chuyên đề.

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh gặp bác sĩ dỏm đang khám chữa bệnh

(GLO)- Chiều 30-9, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Gia Lai phối hợp với Phòng PA03 Công an tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Trước đó, có đơn thư phản ánh cơ sở này hoạt động khám chữa bệnh trái phép.

Ia Pếch, ngày trở lại...

Ia Pếch, ngày trở lại...

(GLO)- Hồi trước, muốn về xã B7 (xã Ia Pếch), từ trung tâm huyện Chư Păh (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ngày nay), nếu đi ô tô thì phải về Pleiku, vòng ra Hàm Rồng, đến làng Ia Rốc, để ô tô ở đó rồi lội bộ vào xã. Nhưng bây giờ thì khác, đường ô tô chạy đến tất cả các làng của xã Ia Pếch.

Niềm vui từ những “Mái ấm biên cương”

Niềm vui từ những “Mái ấm biên cương”

(GLO)- Nhằm giúp các hộ nghèo ở khu vực biên giới sớm ổn định đời sống, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ bàn giao 8 “Mái ấm biên cương” vào ngày 27-9. 

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.
 Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đề xuất lập Ủy ban chuyên trách giám sát thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

(GLO)- Đây là một trong những ý kiến đề xuất tại hội thảo khoa học do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức ngày 23-9 tại TP. Pleiku về nâng cao chất lượng thực hiện lồng ghép giới trong tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội LHPN tỉnh Gia Lai.