Chuyên gia chỉ ra thời điểm tốt nhất để đi ngủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng ta thường được khuyên nên ngủ đủ giấc, từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, nhưng đi ngủ giờ nào là tốt nhất cho sức khỏe?

Cô Kate Booker, chuyên gia chăm sóc sức khỏe người Anh, cho biết giấc ngủ chất lượng nhất diễn ra từ 22 giờ trở đi, nghĩa là vào khoảng giờ này bạn đã phải ngủ.

Vì vậy, cố gắng đi ngủ vào khoảng trước 22 giờ là tốt nhất để có nhiều thời gian nhất cho giấc ngủ sâu trong nửa đầu đêm, theo tờ New York Post.

Đi ngủ vào khoảng trước 22 giờ là tốt nhất. Ảnh: Pexels
Đi ngủ vào khoảng trước 22 giờ là tốt nhất. Ảnh: Pexels

Đi ngủ muộn hơn, các giai đoạn ngủ sâu sẽ ngắn lại và thời gian hơn cho giấc ngủ REM (còn gọi là giấc ngủ mơ) sẽ dài hơn.

Giấc ngủ sâu, còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm, kéo dài khoảng 20 - 40 phút và diễn ra trước giấc ngủ REM.

Các chuyên gia đồng ý rằng giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển của cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, tái tạo tế bào, tăng cường cơ, xương, làm chậm hoạt động của não và giảm huyết áp.

Giấc ngủ sâu thường đến sớm hơn và chuyên gia Booker cho biết thời gian ngủ ngon nhất là từ 22 giờ đến 2 giờ sáng. Do đó, đi ngủ sớm hơn đồng nghĩa với chất lượng giấc ngủ cao hơn.

Chuyên gia Booker cho biết 80% hoóc môn tăng trưởng được sản xuất trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 giờ sáng. Hoóc môn tăng trưởng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi collagen, đốt cháy chất béo và tái tạo các mô như mô cơ thể. Vì vậy, để tận dụng tốt đa lợi ích này, cần đi ngủ vào khoảng gần 22 giờ, theo New York Post.

Ngoài ra, nghiên cứu gần đây còn cho thấy giấc ngủ sâu giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer, cụ thể, giảm 1% giấc ngủ sâu mỗi năm làm tăng 27% nguy cơ mất trí nhớ. Chất lượng giấc ngủ cũng liên quan đến sức khỏe tim mạch.

Các chuyên gia khuyên người lớn nên ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, đi ngủ sớm còn giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ theo nhịp sinh học tự nhiên.

Khoa học nói gì?

Nghiên cứu cũng cho thấy đi ngủ vào 22 giờ là tốt nhất. Theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), Nghiên cứu gần đây cho thấy 22 giờ là thời điểm tối ưu để đi ngủ.

Nghiên cứu của Anh sử dụng dữ liệu từ 88.000 người đã phát hiện 22 giờ là thời điểm lý tưởng để đi ngủ.

Cũng nên đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Ảnh: Pexels
Cũng nên đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Ảnh: Pexels

Đừng quên đi ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn

Ngoài ra, một điều quan trọng không kém là tính nhất quán của lịch trình ngủ. Chuyên gia về rối loạn giấc ngủ đang làm việc tại Mỹ, bác sĩ Colleen Lance, nói: Mặc dù 22 giờ có thể là thời điểm lý tưởng để đi ngủ, nhưng cũng nên tập trung vào sự nhất quán.

Có nghĩa là đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Sự nhất quán đó giúp cơ thể hoạt động tốt hơn, vì có liên quan đến nhịp sinh học.

Bác sĩ Lance giải thích: Lịch trình ngủ không đều đặn có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.