Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hai Chủ tịch Quốc hội đều cho rằng, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội hai nước cần tăng cường giám sát và thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận mà hai nước đã ký.

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam do Ngài Karu Jayasuria, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam. Sáng nay (24-4), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka.

Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm. Tại hội đàm, hai Chủ tịch Quốc hội đều cho rằng, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội hai nước cần tăng cường giám sát và thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận mà hai nước đã ký.


 

 



 Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng Ngài Chủ tịch và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam; đồng thời đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm đối với mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống nói chung, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp nói riêng. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, chuyến thăm của Ngài Chủ tịch sẽ thành công tốt đẹp.

Cám ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội Việt Nam dành cho đoàn, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka bày tỏ ngưỡng mộ về những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tại Sri Lanka, trước đây và cả bây giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Sri Lanka ngưỡng mộ và đã đặt tượng tại Colombo, Ngài Karu Jayasuria nhấn mạnh, đây là tượng lãnh tụ nước ngoài duy nhất ở Sri Lanka.

Thông báo tóm tắt với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về tình hình chính trị, kinh tế của Sri Lanka, Ngài Karu Jayasuria cho rằng, 70 năm qua, Sri Lanka trải qua bao khó khăn từ các cuộc nội chiến, đến sự tàn phá của chủ nghĩa khủng bố và giờ là thời điểm Sri Lanka duy trì đường lối đối ngoại kết hợp phát triển kinh tế. Trong đó có chính sách ngoại giao Quốc hội. Để thực hiện chính sách này, Sri Lanka duy trì chính sách hợp tác với các nghị viện trên thế giới. Việt Nam là một trong số 52 nước có mối quan hệ như vậy. Chuyến thăm chính thức đến Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hai nước và hai Quốc hội trong thời gian tới. 


 

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng Ngài Chủ tịch và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng Ngài Chủ tịch và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam

Tại hội đàm, hai Chủ tịch cùng cho rằng, hai bên cần tích cực triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hậu cần, khắc phục hậu quả chiến tranh và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Hai bên sớm triển khai cơ chế đối thoại an ninh cấp Bộ trưởng Công an hai năm/lần; thúc đẩy hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố… nhằm bảo đảm an ninh mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka bày tỏ mong muốn được thỏa thuận hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực cảnh sát, cụ thể hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Học viện Cảnh sát nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao thỏa thuận hợp này.

Hai Chủ tịch Quốc hội đều ghi nhận, trong thời gian qua, thương mại song phương tăng đều qua các năm, đạt gần 320 triệu USD năm 2017; đồng thời khẳng định hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn, cần đẩy mạnh khai thác, nhất là đối với các lĩnh vực chủ chốt như dầu khí, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, dệt may, cao su, da giày, chế biến và phân phối nông sản và thủy sản, sản xuất và tiêu thụ sữa, năng lượng tái tạo, vận tải hàng không và hàng hải.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn, thời gian tới, hai bên cần tích cực triển khai hiệu quả kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Sri Lanka (4-2017) và các văn kiện hợp tác đã ký kết; xem xét sửa đổi, ký mới các văn kiện phù hợp với tình hình mới.

Hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; sớm họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp lần thứ 2 tại Việt Nam nhằm trao đổi các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt mục tiêu 1 tỷ USD; tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương; đề xuất phương hướng triển khai hiệu quả Thỏa thuận xúc tiến và bảo hộ đầu tư, Biên bản hợp tác thúc đẩy đầu tư song phương.


 

Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm
Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm



Hai chủ tịch Quốc hội đều nhấn mạnh, hai nước cần quan tâm thúc đẩy kết nối hàng không, coi đó là giải pháp mạnh và hiệu quả nhằm tạo thuận lợi thương mại và khai thác tiềm năng du lịch của cả hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đề nghị hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, cam kết hỗ trợ Việt Nam về công nghệ trồng hải sâm, rong biển, thủy hải sản; đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka; mong hai bên hỗ trợ lẫn nhau, tránh cạnh tranh đối với các sản phẩm hai bên cùng có thế mạnh như chè, cà phê, thủy sản…

Chủ tịch Quốc hội mong muốn Sri Lanka có tiếng nói tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông; ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN, nhất là trong các nội dung có tính nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phi quân sự hóa tại Biển Đông.

Về hợp tác nghị viện giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tới Việt Nam tháng 7-2013 và Phó Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tham dự Đại hội đồng IPU-132 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 3-2015. Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Sri Lanka gồm 9 thành viên để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội và tăng cường giao lưu Nghị sĩ Quốc hội hai nước.

Trong thời gian tới, hai Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội hai nước duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt giữa các Ủy ban chuyên môn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện, kinh nghiệm lập pháp và giám sát; phát huy hơn nữa vai trò của Nhóm Nghị sỹ hữu nghị hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai Quốc hội nói riêng và hai nước nói chung; tăng cường vai trò giám sát và thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận mà hai nước đã ký. Hai bên đẩy mạnh phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn Nghị viện quốc tế, nhất là tại Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).

Chiều tối nay, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ tổ chức chiêu đãi chính thức Ngài Chủ tịch, Phu nhân và các thành viên Đoàn.

 

Lê Tuyết (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.