Chư Sê "trình làng" 2 sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Chư Sê (Gia Lai) vừa gửi hồ sơ 2 sản phẩm là hạt tiêu đen và hạt sachi để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh xem xét, thẩm định. Đây là bước khởi đầu để nâng tầm những sản phẩm đặc trưng của địa phương trong những năm tới.
Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng của huyện Chư Sê đã tổ chức chấm điểm các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của địa phương. Kết quả, sản phẩm hạt tiêu đen của Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai và hạt sacha Inchi (một tên gọi khác của hạt sachi) của Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên cùng đạt 3 sao. Ngay sau đó, huyện và các doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thẩm định.  
 Sản phẩm hồ tiêu sạch của Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai được giới thiệu tại một sự kiện thương mại. Ảnh: N.D
Sản phẩm hồ tiêu sạch của Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai được giới thiệu tại một sự kiện thương mại. Ảnh: N.D
Ông Lê Văn An-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai (xã Ia Blang) cho biết: “Hơn 1 năm nay, Công ty thực hiện liên kết với các hộ dân trong vùng để sản xuất và chế biến sản phẩm hạt tiêu đen sạch. Bước đầu, Công ty đã cung ứng được gần 2 tấn tiêu sạch/năm ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Vừa rồi, sản phẩm hạt tiêu đen của Công ty được xếp loại 3 sao, đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh xem xét. Đây là cơ hội để chúng tôi mở rộng thị trường cũng như tạo liên kết cung cấp nguyên liệu giữa hộ nông dân với Công ty trên địa bàn”.
Còn ông Phan Đức Mạnh-Phó Giám đốc phụ trách vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên (xã Ia Pal) chia sẻ: “Sản phẩm hạt và nhân sacha Inchi của Công ty đã đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và có chứng nhận ISO. Mỗi năm, Công ty cung ứng ra thị trường khoảng 200 tấn sản phẩm hạt và nhân sachi. Công ty tham gia Chương trình OCOP để được xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm của mình”.
Theo ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Chương trình OCOP đến các tổ chức, cá nhân về thủ tục, quy chuẩn để lựa chọn sản phẩm đạt yêu cầu xếp hạng OCOP. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu sản phẩm; đồng thời lựa chọn xây dựng thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như mật ong, tinh bột nghệ, cây dược liệu, cà phê bột, chả cá thác lác… để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đối với từng sản phẩm”.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.