Chư Pưh xử lý nghiêm cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Đặc biệt, huyện chú trọng công tác kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.

Xã Ia Hrú hiện có 646 hộ dân chăn nuôi hơn 10.600 con gia súc, gia cầm theo quy mô nhỏ lẻ. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách xử lý chất thải và ký cam kết bảo vệ môi trường.

1-bgmo-hinh-lien-ket-tieu-du-san-pham-de-bach-thao-tren-dia-ban-xa-ia-le-huyen-chu-puh.jpg
Huyện Chư Pưh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi cách xử lý chất thải và ký cam kết bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Anh Rmah Kát (làng Lũh Ngó) cho hay: “Nhà tôi nuôi 12 con bò và 3 con heo. Quán triệt nội dung tuyên truyền của chính quyền địa phương, tôi đã làm chuồng nuôi nhốt gia súc xa nơi ở và cam kết không để mùi hôi phát tán hay xả thải ra môi trường”. Còn anh Rmah Djeh (cùng làng) thì cho biết: “Gia đình tôi nuôi 10 con bò và 4 con heo. Tôi đã ký cam kết với UBND xã là không xả thải trực tiếp ra môi trường. Phân gia súc được thu gom ủ làm phân bón cho cây trồng”.

Ông Đỗ Thành Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Hrú-thông tin: Để bảo đảm vệ sinh môi trường, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với ban nhân dân các thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động và yêu cầu các hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện các giải pháp vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hiện 60,8% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn cơ bản đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

Bên cạnh những hộ chăn nuôi làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì xã Ia Hrú vẫn còn một số hộ chưa chấp hành nghiêm quy định pháp luật về vấn đề này. Đặc biệt, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn chưa thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân xung quanh. Từ đầu năm đến nay, UBND xã đã xử phạt vi phạm hành chính 2 trường hợp và yêu cầu khắc phục. Cụ thể, ngày 30-10, UBND xã ra quyết định xử phạt hộ ông Nguyễn Xuân Anh (làng Plei Dư) 750 ngàn đồng về hành vi xử lý nước thải chưa đảm bảo ra môi trường và buộc phải khắc phục theo quy định. Trước đó, vào ngày 6-6-2024, UBND xã đã ra quyết định xử phạt hộ bà Huỳnh Thị Thu Sương (làng Tao Chor) 4 triệu đồng về hành vi tương tự.

2-nguoi-dan-tren-dia-ban-xa-ia-hru-dung-chat-thai-trong-chan-nuoi-u-voi-vo-trau-ca-phe-lam-phan-bon-cho-cay-trong.jpg
Người dân trên địa bàn xã Ia Hrú dùng chất thải trong chăn nuôi ủ với vỏ trấu cà phê làm phân bón cho cây trồng. Ảnh: Gia Hưng

Hiện nay, huyện Chư Pưh có 15 trang trại chăn nuôi gia công hơn 1.000 con bò, hơn 32.000 con gà và hơn 23.000 con heo cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Quang-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện-cho biết: Phòng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở để đảm bảo tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn chủ các trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường tập huấn pháp luật cho công chức phụ trách môi trường cấp xã, cán bộ các thôn, làng, tổ dân phố và hộ chăn nuôi, doanh nghiệp nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Tứ-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ trang trại, hộ chăn nuôi phải xây dựng công trình bảo vệ môi trường, lập thủ tục cấp giấy phép môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.